3 bài tập tốt nhất cho sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ: Chơi bóng hiệu quả hơn cả chạy bộ
Tập thể dục như thế nào để đạt hiệu quả phòng ngừa bệnh tật và kéo dài tuổi thọ tốt nhất.
- 17-12-2022Lưu ý ‘sống còn’ khi tập thể dục mùa lạnh, nên nhớ kỹ kẻo cảm lạnh, đột tử
- 15-12-2022Đàn ông có đủ 4 “nhanh” này, sau tuổi 50 vẫn chưa hề già: Bí quyết không phải tập thể dục
- 30-11-2022Từ vụ cô gái 23 tuổi bị sốc phản vệ do tập thể dục quá sức, cảnh báo nếu có 3 dấu hiệu này khi vận động thì cần dừng lại ngay
1. Sau 50 tuổi, bớt vận động, nghỉ ngơi mới là vận động tốt nhất?
Một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy tỷ lệ người cao tuổi ở Trung Quốc tập thể dục cao hơn mức trung bình của toàn dân.
Xu Zaichun, một bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc nổi tiếng toàn quốc , có quan điểm về thể thao khác với người bình thường. Ông cho rằng người dưới 40 tuổi nên tích cực tập thể dục, người 50 tuổi cần tập thể dục điều độ, đúng cách, và sau 60 tuổi thì nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Bởi vì người trung niên và người già ở giai đoạn này có khả năng mắc nhiều loại bệnh mãn tính, nên bạn phải hết sức cẩn trọng khi tập thể dục!
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể tập thể dục cường độ cao khi về già. Vậy luyện tập như thế nào để có thể ngăn ngừa bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
2. Đi bộ, chạy bộ và chơi bóng có lợi nhất cho sức khoẻ
Nghiên cứu mới trên tạp chí JAMAchỉ ra người già nên tập 3 bài thể dục sau để giúp kéo dài tuổi thọ và phòng chống ung thư
Vào ngày 24 tháng 8, một tạp chí JAMA đã công bố một nghiên cứu do Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ thực hiện. Nghiên cứu bao gồm dữ liệu của hơn 270.000 người cao tuổi từ 59 đến 82 tuổi về hoạt động tập thể dục, bơi lội và chạy bộ hàng ngày của những người này.
Phân tích cho thấy rằng, bất kể loại hình luyện tập nào được thực hiện đều đặn đều có tác động giúp giảm nguy cơ tử vong. Những người cao tuổi thực hiện các bài tập này để đạt được 7,5-15 chuyển hóa mỗi tuần có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn 13% so với những người không tham gia tập thể dục. Thậm chí, một số người ít vận động còn có nguy cơ tử vong thấp hơn 5% so với những người không tập thể dục.
Trong các môn thể dục được khảo sát, chạy và đi bộ có lợi nhất cho sức khỏe. Trong tất cả các đối tượng, chỉ có 7% và 4% người thường xuyên chạy. Chơi bóng là nhóm ít nhất, nhưng những người thực hiện các môn thể thao này lại thu được lợi ích cao nhất. Tỷ lệ người thường xuyên đi bộ và tập thể dục là cao nhất, và họ cũng thu được rất nhiều lợi ích, đứng thứ ba trong số các môn thể thao.
-Chơi bóng: Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân của các đối tượng đã giảm 16% và nguy cơ tử vong do tim mạch giảm 27%.
-Chạy: Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân của đối tượng giảm 15% và nguy cơ tử vong do ung thư giảm 19%.
-Đi bộ: Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân của đối tượng đi bộ thường xuyên giảm 9% và giá trị đạt 12% ở phụ nữ.
Kiên trì tập thể dục đúng là tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người cao tuổi không chịu tập, kiên trì tập sai cách trong thời gian dài sẽ gây phản tác dụng.
3. Lợi ích khi tập thể dục
-Cải thiện chức năng tim phổi
Tập thể dục có thể tăng cường chức năng co bóp của cơ tim, cải thiện quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất của cơ thể, đồng thời cải thiện chức năng tim phổi của cả người.
-Chậm lão hóa
Thể dục nhịp điệu có thể trì hoãn quá trình lão hóa não , trong quá trình vận động, cơ thể con người sẽ tiết ra yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não, loại protein này có thể ngăn ngừa sự suy giảm chức năng não và teo hồi hải mã do lão hóa gây ra, rất tốt cho việc duy trì sức khỏe của não.
-Cảm thấy tốt hơn
Tập thể dục cũng có những lợi ích nhất định đối với việc điều chỉnh tâm trạng, bởi vì tập thể dục có thể tiết ra chất dopamin khiến con người vui vẻ. Trong quá trình tập thể dục, người già cũng có thể giao tiếp nhiều hơn với những người xung quanh, điều này có thể nâng cao niềm vui trong cuộc sống.
Cần lưu ý, tập thể dục mang lại nhiều lợi ích nhưng phải đúng phương pháp thì mới có hiệu quả.
4. Nên tập thể dục tùy theo khả năng của mình
Thống kê ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ người trung niên và cao tuổi bị chấn thương thể thao chiếm 40% tổng số bệnh nhân, trong đó chấn thương vai và đầu gối là phổ biến nhất. Sau khi tham gia thể thao, khoảng 30% người cao tuổi > 60 tuổi bị rách chóp xoay.
Đối với một số người già trên 70 tuổi, đau vai gáy sau khi vận động phần lớn là do chấn thương. Tỷ lệ chấn thương thể thao cao như vậy có liên quan mật thiết đến phương pháp tập luyện không đúng cách của người cao tuổi.
Trí thức trẻ