"3 hôi" trên cơ thể cảnh báo đường ruột đang kêu cứu, đi khám ngay kẻo ung thư gõ cửa
Nếu 3 loại mùi hôi dưới đây xuất hiện trên cơ thể, chứng tỏ đường ruột của bạn đang gặp vấn đề, cần thăm khám ngay để tránh ung thư.
- 19-11-2021Một loại nấm xưa là "cống phẩm trường thọ", nay là "yến sào của người nghèo": Ăn vào đường huyết ổn định, mỡ máu giảm mà giá lại rẻ bèo, không dùng thì cực phí
- 18-11-20215 vật dụng phổ biến này là "ổ chứa formaldehyde'': Sang xịn mịn nhưng gây ung thư, nhiều người không biết vẫn đang "nuôi" sát thủ ngay trong nhà
- 16-11-2021Người Nhật ngủ ngon hơn, sống thọ hơn là nhờ mang loại "phụ kiện" này quanh năm, ngay cả khi ngủ: Cực tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng thích
Ruột là cơ quan quan trọng của cơ thể con người, đảm nhiệm chức năng tiêu hóa thức ăn và chức năng đào thải độc tố.
Sức khoẻ của ruột có tầm quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của cơ thể, 70% sức đề kháng nằm ở đường ruột, do vậy chỉ khi bảo vệ được chức năng đường ruột thì chúng ta mới có một cơ thể khỏe mạnh.
Ruột được gọi là "bộ não thứ hai của cơ thể", do đó, khi đường ruột gặp vấn đề, nó sẽ gây hại cho các bộ phận khác của cơ thể.(Ảnh: Internet)
Ruột được gọi là "bộ não thứ hai của cơ thể", do đó, khi đường ruột gặp vấn đề, nó sẽ gây hại cho các bộ phận khác của cơ thể. Đây cũng là một cơ quan tương đối mỏng manh nên chúng ta cần phải lưu ý, khi xuất hiện những triệu chứng bất thường, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
Đặc biệt, nếu 3 mùi hôi thối dưới đây xuất hiện trên cơ thể, chứng tỏ đường ruột của bạn đang gặp vấn đề, cần có biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn sự phát triển của ung thư:
1. Xì hơi nặng mùi
Xì hơi là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra do sự ứ đọng trong ruột. Hầu hết mùi đánh rắm hôi không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì cần đến kiểm tra bác sĩ vì có thể bạn đang bị vấn đề về đường ruột.
Xì hơi nặng mùi chủ yếu do hai nguyên nhân, một là thành phần của xì hơi bị thay đổi, nguyên nhân là do chức năng tiêu hóa bị suy giảm hoặc chế độ ăn uống không hợp lý. Nguyên nhân thứ hai là do phân bị tích tụ trong ruột quá nhiều và không thể thải ra ngoài kịp thời. Chúng ta cần đặc biệt chú ý đến 2 tình trạng xì hơi là mùi tanh và mùi trứng thối.
Nếu tình trạng xì hơi nặng mùi kéo dài thì cần đến kiểm tra bác sĩ vì có thể bạn đang bị vấn đề về đường ruột.(Ảnh: Internet)
- Mùi hôi tanh là do quá trình chuyển hóa protein, xuất hiện mùi hôi này chứng tỏ đường ruột có vấn đề, có nguy cơ hình thành khối u ác tính. Nếu mùi hôi này kèm theo tần suất xì hơi nhiều và có máu trong phân, đi tiêu không đều hay hình dạng phân thay đổi,… thì bạn cần đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt.
- Mùi trứng thối là do đường tiêu hóa bị chảy máu khiến máu bị phân hủy bởi axit dạ dày và vi khuẩn đường ruột. Sự xuất hiện của mùi này thường đi kèm với các triệu chứng phân đen. Ngoài ra, khi các khối u ác tính xuất hiện trong ruột, do các mô ung thư bị bào mòn, bong tróc và chảy máu, vi khuẩn bị phân hủy và lên men, cũng khiến xì hơi có mùi hôi tanh.
2. Phân có mùi hôi
Mùi của phân cũng có thể cung cấp thông tin để chúng ta có thể xác định sức khỏe đường ruột.
Thông thường, mùi phân không quá khó chịu, nếu phân có mùi bất thường thì bạn cũng cần phải cảnh giác bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo đường ruột bạn đang có vấn đề.
Thông thường, mùi phân không quá khó chịu, nếu phân có mùi bất thường thì bạn cũng cần phải cảnh giác bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo đường ruột bạn đang có vấn đề. (Ảnh: Internet)
Cụ thể, khi phân có mùi chua chứng tỏ khả năng tiêu hóa không tốt, thức ăn được lưu lại trong đường ruột một thời gian dài, khó tiêu, gây nên tình trạng phân có mùi chua.
Phân có mùi tanh có nghĩa là đường tiêu hóa đang bị chảy máu, lượng máu chảy ra nhiều. Phân có nước kèm theo mùi cá thối có nghĩa là có quá nhiều máu và chất nhầy bị phân hủy đã tích tụ trong ruột.
Nếu phân có màu đen kèm theo mùi hôi thối, hãy đi kiểm tra ngay xem đường ruột có bị viêm ruột xuất huyết hoại tử xuất huyết hay không.
3. Hôi miệng
Ruột đảm nhiệm chức năng tiêu hóa của cơ thể con người, khi bị khó tiêu sẽ dễ gây táo bón, phân lưu lại lâu trong ruột sinh ra ammoniac và skatole cộng với mùi hôi do phân hủy sinh ra.
Khi đột nhiên bị hôi miệng, mọi người cần phải quan tâm đến vấn đề tiêu hóa. (Ảnh: Internet)
Sau khi các mùi này được trộn lẫn với nhau, một phần sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua xì hơi, một phần sẽ đi vào máu, rồi đến phổi, cuối cùng được đào thải ra khỏi cơ thể trong quá trình thở của con người. Do vậy, khi đột nhiên bị hôi miệng, mọi người cần phải quan tâm đến vấn đề tiêu hóa, nếu tình trạng xuất hiện kéo dài, bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Đường ruột ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chúng ta, vậy làm sao để bảo vệ nó?
Người xưa có câu: "Bệnh từ ở miệng mà vào; Họa từ ở miệng ào ào tuôn ra". Để phòng bệnh đường ruột, đầu tiên phải chú ý vệ sinh ăn uống, trước khi ăn phải rửa tay sạch sẽ, ăn chín uống sôi, đồ dùng và vật dụng nhà bếp phải được khử trùng thường xuyên.
Nếu không được bảo vệ tốt có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của bạn. (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, chúng ta cũng cần thường xuyên tập thể dục ở mức độ vừa phải, mỗi lần tập nên kéo dài khoảng 30 phút. Trước khi đi ngủ, bạn có thể xoa bóp vùng bụng, việc này có thể thúc đẩy nhu động của đường ruột, bảo vệ đường ruột.
Ruột đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe còn người, cũng vì thế mà nó được các chuyên gia y học gọi là "bộ não thứ hai" của cơ thể. Nếu không được bảo vệ tốt có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của bạn.
(Theo Toutiao)