3 mẹo nhỏ giúp cô gái ở Hà Nội tiết kiệm được "kha khá" tiền khi đi siêu thị
Đơn giản nhưng dễ thực hiện chính là nguyên tắc mà cô gái trẻ này đặt ra khi tìm kiếm bí quyết tiết kiệm tiền cho mỗi lần đi siêu thị của mình.
- 16-08-2024Tôi thành thật khuyên bạn nên học cách tiết kiệm của 2 cô gái này nếu muốn đạt mục tiêu cuối năm có 300 triệu
- 15-08-2024Cô tôi 46 tuổi, tiết kiệm 457 triệu mỗi năm nhờ sống tối giản khiến nhiều người thốt lên: Không thể làm vậy!
- 15-08-20244 thứ nên mua ít lại để việc tiêu dùng của bạn thông minh và giúp tiết kiệm tiền hơn
Đi siêu thị mỗi tháng, mỗi tuần là thói quen và cũng là hoạt động cần thiết của tất cả mọi người. Tuy nhiên, cũng chính thói quen này đã khiến nhiều người rơi vào bẫy tiêu dùng, khiến chi phí sinh hoạt mỗi tháng tăng mạnh so với chỉ tiêu đặt ra ban đầu. Điều này càng trở thành nỗi lo mạnh mẽ hơn đối với nhiều người khi lạm phát đang gia tăng cùng kinh tế biến động.
Thùy Trang - nhân viên kinh doanh tại 1 công ty bất động sản ở Hà Nội không nằm ngoài số này. Cô gái trẻ 24 tuổi đang bắt đầu những bước đầu tiên trên hành trình tự lập, sống xa gia đình, phải tự mình lo toan hết tất cả cho bản thân buộc phải cân đo đong đếm và suy nghĩ nhiều hơn trước mỗi đồng tiêu đi.
"Vì là nhân viên kinh doanh nên thu nhập của mình mỗi tháng không đều và cũng khó đoán định trước tổng tiền sẽ nhận được. Có tháng rất cao nhưng có tháng thu nhập chỉ vài triệu lương cứng, chưa kể lại khá bấp bênh vì nếu không đạt chỉ tiêu sẽ dễ bị sa thải", Thùy Trang chia sẻ về lý do cô bạn phải hình thành thói quen tiết kiệm.
Theo đó, đây là những gì cô bạn sẽ làm mỗi khi có kế hoạch đi siêu thị, mua sắm.
1. Kiểm tra hũ chi tiêu
Thay vì chỉ ghi chép vào sổ sách hoặc bảng excel, Thùy Trang chọn sử dụng ứng dụng quản lý tài chính và mới đây đã chuyển sang ngân hàng Timo để theo dõi sát sao hơn việc này. Theo đó, trước mỗi lần đi siêu thị, cô bạn sẽ kiểm tra xem hũ chi tiêu còn bao nhiêu để biết số tiền tối đa được tiêu.
"Trước đây mình chọn xài thẻ tín dụng cho việc mua sắm đồ ở siêu thị để quản lý tiền ra mỗi tháng cho chi phí sinh hoạt. Nhưng sau một thời gian, mình thấy việc này chỉ giúp mình biết được số tiền đã chi ra là bao nhiêu chứ không kiểm soát được. Bởi thế, có rất nhiều tháng mình phải ngỡ ngàng vì số tiền đã chi vượt quá ngân sách cho phép. Phần lớn là vì mình cứ mua rồi quẹt thẻ vô tội vạ. Còn nếu để 1 cục tiền trong thẻ, mình thấy có nhiều sẽ mua nhiều", Thùy Trang nói.
2. Soạn các nguyên liệu cần mua
Thông thường, mọi người chỉ dừng lại ở việc xác định số tiền được chi cho mỗi lần đi siêu thị. Nhưng để bám sát hơn vào kế hoạch chi tiêu của mình, Thùy Trang cho biết cô sẽ vạch luôn các món ăn trong ngày, từ đó ước tính chính xác những thứ cần mua.
"Mình thường soạn thực đơn tuần mới dựa trên tiền ở hũ và các nguyên liệu cần mua. Việc này giúp mình tránh mua những thứ không cần thiết và cũng bớt lúng túng, giúp rút ngắn thời gian đi siêu thị", Thùy Trang cho biết bằng cách này, cô bạn không chỉ tiết kiệm được tiền mà còn tối ưu về mặt thời gian.
Cô bạn cũng chia sẻ thêm, việc này có thể khiến nhiều người cảm thấy phiền hà, tốn thời gian nhưng nếu thực hiện nó vào các quãng rảnh trong ngày hoặc dịp cuối tuần thì chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy mọi thứ đơn giản hơn rất nhiều.
3. Xác định thứ cần mua và bám sát vào đó, không ngó nghiêng vào các gian hàng không cần thiết
"Phần lớn chúng ta đều khó kiểm soát được suy nghĩ và hành động của mình mỗi khi đi siêu thị vì nhiều những cám dỗ bày ra trước mắt. Theo đó, việc bạn quan sát rất nhiều thứ rồi mới quyết định có mua hay không sẽ chỉ khiến bạn dễ đưa ra thêm nhiều quyết định sai lầm mà thôi. Điều này đặc biệt dễ nhận ra khi có đợt giảm giá. Tâm lý ham đồ rẻ sẽ khiến chúng ta mua thêm mà không biết chính xác liệu những món đồ đó có được dùng tới hay không. Chưa kể, với đồ ăn, nếu không ăn kịp sẽ bị hỏng, thối và bạn chẳng có cách nào khác ngoài vứt bỏ. Rất lãng phí", Thùy Trang nói.
Phụ nữ số