3 thực phẩm TRẮNG là "tác nhân" gây ung thư dạ dày, chuyên gia kêu gọi tránh xa!
Trong những năm gần đây mức sống của người dân đã được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, sự ra đời đa dạng của các thực phẩm khiến nhiều người dần hình thành thói quen ăn uống không lành mạnh, đây là nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày và các bệnh lý về dạ dày khác.
- 29-12-2021Người càng "ẩm", tuổi thọ càng ngắn! 5 cách dễ dàng "hút ẩm cơ thể" cần nhớ ngay, khỏe mạnh và ít bệnh tật trông thấy
- 28-12-20217 cách cực nhanh thanh lọc không khí, không chỉ sống thọ hơn hẳn, mà còn đem tới cả tài lộc gia chủ
- 19-12-2021Uống 8 cốc nước mỗi ngày thúc đẩy giải độc, cơ thể "sạch bong", đặc biệt trong 4 khung giờ, giúp cả người khỏe đẹp trông thấy
Điều đáng chú ý là việc thay đổi chế độ ăn, áp lực công việc lớn và nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) đã khiến bệnh ung thư dạ dày ngày càng phổ biến. Điều này nhắc nhở chúng ta càng phải quan tâm nhiều hơn đến việc bồi bổ dạ dày để tránh những căn bệnh như viêm, loét và ung thư dạ dày "gõ cửa", đe dọa đến sức khỏe và an toàn tính mạng.
Nói đến "thực phẩm trắng", nhiều người sẽ nghĩ ngay đến sữa đậu nành. Tuy nhiên đây không phải là chất gây ung thư dạ dày. Sữa đậu nành được biết đến là "sữa thực vật" lấy dinh dưỡng từ hạt đậu nành. Đậu nành chứa hàm lượng protein chất lượng cao rất lớn, ngoài ra còn rất giàu canxi và sắt, chất béo, là nguồn cung cấp axit béo không bão hòa và vitamin E chất lượng cao.
Sữa đậu nành còn có hàm lượng calo và hàm lượng chất béo thấp, không có cholesterol và oligosaccharid nên là thức uống tốt cho người béo phì, người bệnh mỡ máu và người cao huyết áp. Đây cũng là thức uống tốt cho đường tiêu hóa, được công nhận là sản phẩm tốt để nuôi dưỡng dạ dày và bảo vệ ruột.
Sữa đậu nành là nguồn cung cấp axit béo không bão hòa và vitamin E chất lượng cao. Ảnh: Aboluowang
Người ta đã tìm ra "tác nhân" gây ung thư dạ dày, nhiều chuyên gia bệnh viện kêu gọi tránh 3 loại "thực phẩm trắng" sau để tránh ung thư dạ dày:
1. Đường trắng
Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AACR) đã công bố một nghiên cứu quy mô lớn khảo sát về "đồ uống có đường và bệnh ung thư", được thực hiện trên 3.184 người trưởng thành có độ tuổi từ 26 đến 84. Họ được theo dõi tổng cộng 22 năm, từ năm 1991 đến năm 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Uống nhiều đồ uống có đường có thể làm tăng 58% nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và tăng nguy cơ ung thư liên quan đến béo phì lên 59%.
Đường trắng chủ yếu được làm từ củ cải đường, mía và các nguyên liệu thực phẩm khác. Các mô đường tiêu hóa có thể dễ dàng phân hủy và hấp thụ đường, đồng thời đẩy nhanh phản ứng Maillard (một phản ứng hóa học giữa các amino acid và đường khử tạo cho thực phẩm màu nâu với hương vị đặc trưng của nó), dẫn đến các mô niêm mạc đường tiêu hóa bị lão hóa và giảm cơ chế bảo vệ của dạ dày. Điều này theo thời gian có thể dễ dàng gây ra những tổn thương cho dạ dày.
2. Rượu
Tác hại của việc uống rượu bia tới dạ dày là không thể bàn cãi. Uống rượu bia trước hết sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, đặc biệt là rượu trắng có nồng độ ethanol cao. Các nghiên cứu lâm sàng đã khẳng định rằng khi lượng cồn tích tụ trong dạ dày lên đến 40% có thể kích thích mạnh đến mô niêm mạc và gây ra các bệnh về dạ dày do rượu.
Ngoài ra, uống nhiều rượu bia lâu ngày cũng sẽ gây loét do niêm mạc dạ dày bị bào mòn liên tục. Các tế bào dạ dày dễ bị tổn thương do hóa chất sẽ dẫn đến thiếu axit dịch vị khiến vi khuẩn tiếp tục phát triển, từ đó dẫn đến xuất hiện ung thư dạ dày.
3. Mỡ lợn trắng
Mỡ lợn thuộc loại dầu động vật chứa nhiều axit béo no, rất bất lợi cho sức khỏe con người, trong đó có hệ tiêu hóa. Nạp vào cơ thể một lượng lớn chất béo như vậy dễ gây béo phì, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày. Đồng thời, quá nhiều lipid tích tụ trong đường ruột có thể bám vào niêm mạc dạ dày, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ làm rỗng dạ dày, gây ức chế nhu động dạ dày và làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
Mỡ lợn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày. Ảnh: Aboluowang
Các giai đoạn ung thư dạ dày tổng quát trên lâm sàng:
1. Ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Các mô ung thư được giới hạn trong lớp niêm mạc và các mô bên dưới. Ung thư dạ dày ở giai đoạn ban đầu, các khối u có đường kính dưới 0,5 cm chủ yếu là ung thư dạ dày siêu nhỏ, và từ 0,6-1,0 cm là ung thư dạ dày nhỏ.
2. Ung thư dạ dày giai đoạn giữa và cuối
Khi các mô ung thư xâm nhập vào lớp cơ hoặc lớp thanh mạc, nó có thể được gọi là ung thư dạ dày tiến triển, hoặc ung thư giai đoạn giữa và cuối. Không chỉ di căn sang các hạch bạch huyết, mô và cơ quan ở lân cận, các tế bào ung thư lúc này đã lan rộng sang cả các vị trí ở xa dạ dày hơn như phối, não, phúc mạc (lớp màng bao bọc các cơ quan trong ổ bụng và hố chậu) và xương.
Tóm lại, chìa khóa để tránh xa bệnh dạ dày và ung thư dạ dày là ăn uống lành mạnh, tránh "3 trắng" nêu trên. Bên cạnh đó, cần chú ý khám sức khỏe thường xuyên, nhất là với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh dạ dày mãn tính hoặc ung thư dạ dày. Nên yêu cầu khám sức khỏe định kỳ hàng năm, tốt nhất nên làm các hạng mục khám sức khỏe cụ thể đối với bệnh dạ dày.
Ngoài ra, vận động thể dục thể thao hợp lý có thể giúp tăng nhu động dạ dày, giảm gánh nặng cho đường ruột, đồng thời có tác dụng tăng cường sức thân thể và chăm sóc sức khoẻ về mọi mặt.
*Theo: Aboluowang
Trí Thức Trẻ
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"