3 triệu chứng khi ngủ cảnh báo lượng đường trong máu "tăng đột biến": Già hay trẻ cũng cần phải đặc biệt cảnh giác bởi "chậm một ly đi một dặm"
Tiểu đường là căn bệnh mãn tính nguy hiểm cần đặc biệt cẩn trọng. Do đó, đừng chủ quan khi cơ thể xuất hiện 3 dấu hiệu này khi ngủ vì chúng đang ngầm cảnh báo đường huyết của bạn “bất ổn”.
Bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa thường gặp ở người hiện đại, là căn bệnh phổ biến số 1 trong các nhóm bệnh hiện nay và đang có xu hướng trẻ hóa. Không chỉ ở người cao tuổi, người trẻ cũng có nguy cơ cần phải chú ý. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hơn 29 triệu người Mỹ mắc bệnh tiểu đường, hàng triệu người khác có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Mặc dù đây là căn bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh này vì đây là bệnh mãn tính không thể trị dứt điểm, có nhiều biến chứng nguy hiểm và lệ phí chữa trị là khá cao khi trở nặng. Chính vì thế, nếu kiểm soát đường huyết trong vùng an toàn thì cũng giống như bạn đang sống trong một xã hội được pháp luật bảo vệ, bạn sẽ có sức khỏe tốt và một cuộc sống hạnh phúc.
Hầu hết mọi người đều biết rằng lựa chọn chế độ ăn uống và tập thể dục ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra rằng giấc ngủ cũng có tác động đáng kể đến việc kiểm soát đường huyết. Do đó, khi cơ thể bắt đầu xuất hiện 3 biểu hiện dưới đây chứng tỏ đường huyết đang tăng cao, bạn nên chú ý điều chỉnh lại cơ thể.
1. Đói và thèm ăn lúc nửa đêm
Bình thường vào buổi tối, cơ thể con người tiêu hao ít năng lượng hơn nên sẽ ít gặp tình trạng bị đói khi ngủ. Nhưng một khi bị đường huyết cao, người bệnh thường có tình trạng cảm thấy đói vào ban đêm, thậm chí có thể bị tỉnh giấc vì quá đói. Ảnh: Internet
Những người có lượng đường trong máu kém thường cảm thấy đói lúc nửa đêm, thậm chí đang ngủ bị thức giấc vì đói. Điều này xảy ra do lượng insulin mà cơ thể tiết ra không đủ, đồng thời lượng carbohydrate dù đã hấp thụ vào cơ thể nhưng không chuyển hóa thành năng lượng khiến cơ thể bị thiếu năng lượng dẫn đến cảm giác đói và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, cơ thể cũng bị mệt mỏi, uể oải, do đó, nếu bạn thường xuyên cảm thấy đói trước khi đi ngủ thì bạn nên chú ý đến lượng đường trong máu của mình.
2. Đi tiểu đêm
Các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường chính là "ba nhiều một ít" (ăn nhiều, uống nước nhiều, đi tiểu nhiều nhưng lại sút cân). Đặc biệt, đối với những người có lượng đường trong máu cao, việc đi tiểu nhiều lần vào ban đêm cũng là dấu hiệu cần cẩn trọng.
Nguyên nhân khiến bệnh nhân bị đái tháo đường thường xuyên đi tiểu đêm có liên quan mật thiết đến tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể, nồng độ đường trong máu thường cao hơn mức cho phép. Lúc này, vì thận không thể hấp thu lại các dịch nên cơ thể sẽ cố gắng hòa máu vào các dịch tế bào để đưa nồng độ glucose về lại mức cân bằng.
3. Khát nước khi ngủ
Khát nước khi ngủ là hiện tượng cho thấy lượng đường trong máu quá cao nên cơ thể sẽ cần tiêu thụ nhiều nước để trung hòa. Ảnh: Internet
Thường thì chúng ta sẽ cần duy trì một giấc ngủ sâu về đêm để cơ thể có thời gian phục hồi năng lượng cho ngày hôm sau. Do đó, việc tỉnh giấc và tìm nước uống giữa đêm là một dấu hiệu không nên chủ quan xem thường.
Bởi vì khi chúng ta bước vào trạng thái ngủ, quá trình trao đổi chất trong cơ thể trở nên rất chậm. Do đó, về cơ bản, cơ thể sẽ không bị mất nhiều nước và chúng ta cũng không cần phải thức dậy để uống nước. Tuy nhiên, nếu đường huyết trong cơ thể tăng và áp suất thẩm thấu máu cao, não bộ sẽ phát tín hiệu cơ thể đang bị mất nước khiến chúng ta cảm thấy khát và cần bổ sung nước ngay lập tức để trung hòa.
Nếu 3 loại triệu chứng trên thường xuất hiện khi bạn đang ngủ thì bạn nên chú ý đến lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng nên hình thành những thói quen tốt, có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
1. Tập thể dục thường xuyên
Đối với những người có lượng đường trong máu cao, việc tập luyện thể dục thể thao tích cực là rất cần thiết. Tập thể dục có thể thúc đẩy cơ thể trao đổi chất và tuần hoàn máu, có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, phù hợp hơn với bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, hãy duy trì tập thể dục ở mức độ vừa phải, tập trung vào các bài tập aerobic cường độ vừa phải và kết hợp với tập luyện sức bền để có thể ổn định lượng đường trong máu tốt hơn.
2. Chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống
Thông thường, bạn nên kiểm soát tổng lượng calo hàng ngày của mình, cân bằng chế độ ăn uống, áp dụng nguyên tắc ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên thay vì ăn một bữa no và có khoảng cách giữa các bữa ăn dài. Ngoài ra, cố gắng ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường thấp
3. Đảm bảo ngủ đủ giấc
Thói quen ngủ muộn và ngủ ít có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và độ nhạy insulin. Vì thế, giấc ngủ ngon có thể giúp duy trì lượng đường trong máu của bạn và duy trì cân nặng ở mức ổn định. Ảnh: Sohu
Muốn đường huyết ổn định thì phải tránh thức quá khuya. Thức khuya sẽ tăng gánh nặng cho cơ thể, rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Vì vậy, trong sinh hoạt phải đảm bảo đầy đủ ngủ và nghỉ ngơi. Khi các chức năng trong cơ thể được phục hồi, lượng đường trong máu của bạn sẽ ổn định hơn.
4. Tích cực bỏ thuốc lá và rượu bia
Hút thuốc lá và uống rượu bia trong thời gian dài sẽ gây hại cho sức khỏe và tăng gánh nặng chuyển hóa cho cơ thể, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất, cực kỳ có hại cho việc kiểm soát đường huyết. Vì vậy muốn đường huyết của bạn phải ổn định hơn, bạn nên cố gắng bỏ thuốc lá và rượu bia.
Theo Sohu