3 việc quyết định đến sự sống còn, thay đổi vận mệnh của con người: Vận vào ai cũng đúng!
Hãy xem bạn đã thực hiện tốt 3 việc này hay chưa.
- 13-11-2020Ở tuổi 70, bậc thầy trí tuệ Khổng Tử và "bà trùm truyền thông" Arianna Huffington cùng dành tâm huyết cho điều đặc biệt này: Làm theo nhất định không hối hận
- 13-11-2020Chuyên gia vật lý trị liệu "chỉ điểm" 5 điều cực quan trọng về luyện tập thể dục: Không phải cứ "chịu khổ" là sẽ khỏe, mấu chốt để nâng hạng sức khỏe là đây
- 13-11-2020Quy tắc giúp Steve Jobs "cứu" Apple tại thời điểm đen tối nhất: Ai cũng có thể áp dụng để thay đổi đời mình
Trong cuộc sống, có một số người sống trái ngược với các quy tắc rèn luyện sức khỏe, ví dụ như có những người già nghiện rượu và thuốc lá, thích nhiều thịt mỡ… nhưng họ lại có tuổi thọ rất cao.
Có một điểm giống nhau giữa những người này, đó là: Họ luôn lạc quan phóng khoáng, có tấm lòng lương thiện và hiền hòa với mọi người.
Trong lễ trao giải Giải Nobel Y học năm 2009, người đoạt giải Elizabeth Blackburn cũng đã tổng kết về các yếu tố giúp con người sống thọ: Con người muốn sống thọ, chế độ ăn uống lành mạnh hợp lý chiếm 25%, những cái khác chiếm 25%, còn vai trò của sự cân bằng tâm lý chiếm đến 50%!
Từ nhận định trên, có thể thấy yếu tố tâm lý chiếm một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống còn, vận mệnh của con người.
Dưới đây là 3 việc có thể giúp con người cân bằng tâm lý, thúc đẩy cuộc sống trở nên lành mạnh và ý nghĩa.
1. Sống vui vẻ
Tâm lý học phát hiện ra rằng: Khi một người đang nổi giận đùng đùng, cơ thể họ sẽ sản sinh ra hormone căng thẳng, thứ này có thể giết chết một con chuột nhỏ.
Nếu như một người cả ngày tiều tụy bất an, bực tức, căng thẳng, tham lam và làm việc xấu… nồng độ hormone căng thẳng sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài, gây tổn hại đến cả thể chất và tinh thần con người.
Nếu chúng ta vui vẻ, tự khắc tinh thần chúng ta sẽ được thả lỏng. Đó cũng là lúc chúng ta cảm nhận được sự thư giãn, tràn đầy năng lượng tích cực trong chính bản thân mình.
2. Sống có mục tiêu
Có một ví dụ như thế này: Sau khi cựu hiệu trưởng kiêm giáo sư của một trường đại học bước qua sinh nhật thứ 100, ông vẫn làm thí nghiệm, viết luận văn, hướng dẫn các nghiên cứu sinh và tiến sĩ hàng ngày.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, "cảm giác mục tiêu rất mạnh", nó rất có lợi cho sức khỏe. Bởi vì trong cuộc sống, việc có theo đuổi điều gì hay không có thể quyết định đến trạng thái tâm lý của một người.
Các nhà khoa học của nước Anh đã thực hiện một cuộc khảo sát theo dõi trong vòng 7 năm, đối tượng là những người từ 40 đến 90 tuổi. Kết quả là, họ phát hiện rằng, số lượng người chết vì bệnh hoặc tự sát ở những người không có mục tiêu sống rõ ràng luôn cao gấp đôi những người có mục tiêu sống rõ ràng.
Đó cũng là lý do vì sao nhiều trường hợp sau khi nghỉ hưu, trạng thái tinh thần tụt dốc nhanh chóng.
Khi con người sống mà không có mục tiêu, cái chết có cơ hội trở thành "mục tiêu" duy nhất. Khi đó cơ chế tự hủy ẩn trong tiềm thức con người sẽ được kích hoạt một cách lặng lẽ, khiến tinh thần chúng ta ngày càng sa sút.
Còn nếu sống có mục tiêu, chúng ta sẽ sống với trạng thái tâm lý tích cực, cố gắng đi tìm con đường để thực hiện mục tiêu đã đề ra.
Có một cụ già ở Mexico mắc bệnh ung thư và thời gian còn lại của cụ không còn nhiều. Nhưng sau khi con trai và con dâu của cụ bất ngờ gặp tai nạn giao thông và qua đời, bệnh tình của cụ lại có sự cải thiện đáng kể.
Có lẽ vì cụ đã có mục tiêu và động cơ sống mới, đó là phải nuôi dưỡng đứa cháu không còn chỗ dựa của mình.
Việc đạt được mục tiêu cũng sẽ khiến con người vui vẻ và hạnh phúc.
3. Thường xuyên giúp đỡ người khác
Sau khi vua dầu mỏ Rockefeller tận hưởng hạnh phúc từ việc tích lũy tài sản mang lại trong một thời gian ngắn, sức khỏe của ông ngày càng xuống cấp.
Sau khi suy ngẫm kỹ càng, ông quyết định đầu tư công sức và tiền bạc vào sự nghiệp làm từ thiện, đồng thời nghĩ mọi cách để giúp đỡ những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống.
Điều này làm cho ông ấy cảm thấy đặc biệt thoải mái, đồng thời, sức khỏe của ông cũng ngày càng tốt hơn.
Tại sao lại như vậy?
Một nhà nghiên cứu y học ở Mỹ muốn hiểu rõ vấn đề này và đã thực hiện một nghiên cứu đối với 106 sinh viên dưới 20 tuổi. Anh chia những người này thành 2 nhóm, một nhóm là nhóm tình nguyện viên, nhóm còn lại là nhóm tình nguyện viên dự bị.
10 tuần sau, các sinh viên trong nhóm tình nguyện có chỉ số hiển thị triệu chứng viêm nhiễm, chỉ số cholesterol và cân nặng thấp hơn so với nhóm dự bị.
Tại sao giúp đỡ người khác lại mang lại những tác dụng tốt như vậy?
Bởi vì khi bạn đối xử tốt với người khác và làm việc tốt, trong lòng bạn thường sản sinh ra cảm giác hạnh phúc và tự hào khó tả, điều này làm giảm mức độ hormone căng thẳng và thúc đẩy việc tiết ra "hormone có lợi".
Rõ ràng, nuôi dưỡng một thói quen giúp đỡ người khác, không chỉ người khác có lợi mà bản thân chúng ta cũng được lợi rất nhiều.
Pháp luật và Bạn đọc