MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 bất thường cảnh báo máu quá đặc nhưng dễ bị bỏ qua

22-12-2022 - 21:56 PM | Sống

Máu đặc thực chất là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm nhưng lại được ít người chú ý tới, đặc biệt là người trẻ tuổi.

Máu được tạo thành từ các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Vai trò chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể thông qua hệ thống mạch máu phức tạp.

Khi máu gặp vấn đề hoặc quá trình lưu thông máu bị trục trặc, toàn bộ các cơ quan của cơ thể đều sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ như khi máu đặc, tức là nguy cơ mỡ máu, tắc nghẽn mạch máu, huyết khối, bệnh tim mạch, huyết áp, đột quỵ… đều tăng cao. Nếu chủ quan, phát hiện muộn thì sẽ gây nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, đừng bỏ qua 4 dấu hiệu cho thấy máu của bạn đã “đặc như cháo” sau đây:

1. Mắt bị mờ đi bất thường

Độ đặc hay còn gọi là độ nhớt của máu có ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của con người. Bởi vì máu vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy, khi máu quá đặc thì quá trình này cũng bị rối loạn. Từ đó, nhu cầu về oxy, chất dinh dưỡng ở dây thần kinh thị giác sẽ không được đáp ứng và gây ra suy giảm thị lực.

4 bất thường cảnh báo máu quá đặc nhưng dễ bị bỏ qua - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, điểm khác biệt của suy giảm thị lực do máu đặc so với các bệnh lý về mắt cũng có nhiều điểm khác biệt. Dễ nhận thấy nhất là máu đặc khiến mắt bị mờ đi nhưng thị lực cũng không ổn định. Tức là có lúc bị nhìn mờ bất thường nhưng lại có lúc trở về trạng thái bình thường, cứ liên tục lặp lại không theo quy luật nào.

2. Bất thường liên quan đến giấc ngủ

Ảnh hưởng đầu tiên của máu đặc tới giấc ngủ của con người là nó khiến bạn dễ mệt mỏi và hay cảm thấy buồn ngủ hơn. Đặc biệt, cảm giác buồn ngủ này sẽ xuất hiện ngay lập tức mỗi khi ăn no xong, rõ ràng nhất là vào bữa trưa. Do ăn no xong tuần hoàn máu tập trung để tiêu hóa và hấp thụ, dẫn tới máu cung cấp lên não bộ bị thiếu hụt trong khi máu đặc lại lưu thông chậm hơn rất nhiều.

Hơn nữa, những người có máu đặc thường cảm thấy rất mệt mỏi mỗi khi thức dậy. Do máu lưu thông kém, cơ thể mất nhiều thời gian để “thức tỉnh” và thích nghi hơn. Nên việc càng ngủ trưa nhiều càng thấy mệt hay buổi sáng rất khó tỉnh giấc, thức dậy mà không có năng lượng rất phổ biến ở nhóm người này.

Ngoài ra, cũng đừng bỏ qua triệu chứng ngủ chảy nước dãi hay thường xuyên bị chuột rút ban đêm. Đó cũng có thể là dấu hiệu cơ thể “cầu cứu” do máu quá đặc.

Bởi vì lúc này, máu sẽ không thể vận chuyển các chất dinh dưỡng lên não một cách bình thường, từ đó không kiểm soát được một số chức năng của cơ thể dẫn đến hiện tượng chảy nước miếng. Tương tự, khi ngủ chúng ta trong trạng thái nằm, chân thư giãn nên cần được cung cấp máu ổn định, nhưng người có máu đặc không thể đáp ứng điều này. Dẫn đến chân dễ bị tê, co thắt cơ hay thường gọi là chuột rút chân khi ngủ.

3. Không thể ngồi xổm

Nghe có vẻ không liên quan nhưng việc có thể ngồi xổm hay không thực ra lại phản ánh tình trạng máu của bạn.

4 bất thường cảnh báo máu quá đặc nhưng dễ bị bỏ qua - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Thực tế lâm sàng chỉ ra rằng, những người mắc bệnh về máu, đặc biệt là bị máu đặc hay mỡ máu, huyết khối thì sẽ rất khó để ngồi xổm. Khi ngồi xổm, họ sẽ bị chóng mặt, tức ngực, khó thở và hàng loạt khó chịu về thể chất. Thậm chí, với những người có máu bị đặc nghiêm trọng, sau khi ngồi xổm còn có thể bị buồn nôn hoặc nôn mửa, ngất xỉu hay đột quỵ nguy hiểm tính mạng.

Đó là do tư thế này khiến máu vốn đặc lại càng khó lưu thông, dẫn tới máu cung cấp lên não không đủ. Tuy nhiên, khó chịu khi ngồi xổm cũng có thể đến từ một số vấn đề về thần kinh, huyết áp khác. Nên nếu như bạn phát hiện mình không thể ngồi xổm xuống, hoặc sau khi ngồi xổm sẽ cảm thấy khó chịu thì tốt nhất là nên đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời.

4. Hay chóng mặt và tê tay chân

Máu đặc khiến cho quá trình lưu thông máu không được trơn tru, khi bị tắc nghẽn nghiêm trọng sẽ khiến việc cung cấp máu cho não chịu ảnh hưởng. Nếu lượng máu cung cấp lên não không đủ sẽ dễ gây chóng mặt, nhức đầu. Hậu quả nặng còn khiến các dây thần kinh não bộ bị tổn thương, rất có hại cho sức khỏe.

4 bất thường cảnh báo máu quá đặc nhưng dễ bị bỏ qua - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, máu đặc còn gây ra tê tay chân không rõ nguyên do. Bởi vì tay chân của con người là điểm đầu và điểm cuối của quá trình lưu thông máu. Quá trình này bị rối loạn thì khó tránh khỏi tay chân bị ảnh hưởng ngay lập tức. Thông thường sẽ tê nhiều nhất ở các ngón tay và ngón chân.

Dấu hiệu tê tay chân do máu đặc thường đi liền với chóng mặt, nên nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra, hãy tới bệnh viện kiểm tra độ đặc của máu ngay.

Theo Ngọc Ái

Phụ nữ Việt Nam

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên