MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 bộ phận của lợn tưởng bổ nhưng thật ra độc đến mức đun 600 độ C vẫn không sạch: Đáng tiếc nhiều người vẫn ăn phải thứ tối kị

09-12-2021 - 09:32 AM | Sống

4 bộ phận của lợn tưởng bổ nhưng thật ra độc đến mức đun 600 độ C vẫn không sạch: Đáng tiếc nhiều người vẫn ăn phải thứ tối kị

Trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta, thịt lợn là một thực phẩm phổ biến và đóng vai trò khá quan trọng. Cách chế biến thịt cũng vô cùng phong phú để thỏa mãn vị giác của từng người. Tuy nhiên, có 4 bộ phận bác sĩ khuyên nên hạn chế ăn để hạn chế nguy cơ bệnh tật.

4 bộ phận của lợn nên hạn chế

Trong thói quen ăn uống của nhiều người, gần như tất cả các bộ phận của lợn đều có thể ăn được, dù là thịt lợn hay nội tạng lợn đều rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, có 4 bộ phận của lợn mà bác sĩ khuyên nên hạn chế ăn để đảm bảo sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những bộ phận nào.

1. Gan lợn

Gan heo là nguồn bổ sung vitamin và sắt quan trọng cho cơ thể con người. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến nghị, khi ăn gan heo phải chú ý cân bằng dinh dưỡng, không ăn quá nhiều để tránh nhiễm ký sinh trùng.

4 bộ phận của lợn tưởng bổ nhưng thật ra độc đến mức đun 600 độ C vẫn không sạch: Đáng tiếc nhiều người vẫn ăn phải thứ tối kị - Ảnh 1.

 Ngoài ra, gan là cơ quan giải độc lớn nhất. Trong quá trình tiêu hóa, các loại thức ăn, thuốc uống khi bị bệnh phải đi qua gan để giải độc và tiêu hóa, điều này sẽ gây tích tụ kim loại nặng và các chất có hại trong gan.

Bên cạnh đó, hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao, ăn nhiều không những không tốt cho gan mà sẽ khiến lượng cholesterol nạp vào cơ thể quá nhiều, dễ gây ra các bệnh về tim mạch.

    2. Thịt cổ heo

Các bác sĩ khuyên không nên ăn thịt cổ heo vì phần này có nhiều hạch, nếu không loại bỏ hạch khi chế biến, cơ thể người phải tiếp nạp một lượng lớn vi khuẩn và chất độc, có thể dẫn đến ngộ độc hoặc nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.

Ngoài ra, phần thịt cổ heo có chứa nhiều hormon tuyến giáp, khi những hormon này ở nồng độ cao sẽ gây ngộ độc cho cơ thể. Trong khi đó, các hormon tuyến giáp chỉ bị phá hủy ở nhiệt độ lớn hơn 600 độ C - mức nhiệt lớn hơn mức nhiệt khi nấu ăn rất nhiều. Do vậy, việc tốt nhất chúng ta có thể làm để đảm bảo sức khỏe cho mình và những người thân là hạn chế ăn loại thịt này.

    3. Phổi

    4 bộ phận của lợn tưởng bổ nhưng thật ra độc đến mức đun 600 độ C vẫn không sạch: Đáng tiếc nhiều người vẫn ăn phải thứ tối kị - Ảnh 2.

Như chúng ta đã biết, phổi chính là màng lọc không khí cho cơ thể. Trong phổi lợn rất dễ có ký sinh trùng, vi khuẩn và vi rút, ngoài ra, trong phổi còn có nhiều bụi bẩn do hệ hô hấp của động vật có vú như lợn chưa thực sự tối ưu. Sau khi ăn, các chất này sẽ đi vào, ở lại trong cơ thể và trở thành nhân tố gây bệnh.

Ngoài ra, so với diện tích phổi, số lượng phế nang ở phổi là một số lượng rất lớn nên khó có thể làm sạch, đặc biệt là phổi lợn bán tại các chợ bên ngoài. Một khi ăn vào, các vi khuẩn, vi rút, bụi, kim loại nặng,... sẽ gây ra mối đe dọa cho sức khỏe con người.

    4. Ruột già

Đây là một món ăn mọi người yêu thích bởi sự mềm mại và vị béo ngậy.

Tuy ăn ngon nhưng trong ruột già lợn có một lớp mỡ chứa hàm lượng cholesterol cao, ăn nhiều dễ dẫn đến tăng mỡ máu, dễ dẫn đến các bệnh tim mạch. Ngoài ra, trong ruột già còn có hàm lượng purin đặc biệt cao gây bệnh gút.

Ngoài ra, hầu hết lợn hiện nay đều được nuôi bằng nguyên liệu công nghiệp, thời gian sinh trưởng cực kì ngắn. Vì thế, cơ thể lợn sẽ còn nhiều chất độc hại từ quá trình nuôi, ruột lợn cũng không ngoại lệ. Tùy vào tần suất ăn mà mức độ nặng nhẹ của các bệnh do các chất độc này gây ra sẽ khác nhau.

3 phần thịt lợn có lợi cho sức khỏe

Vậy ngoài những bộ phận nên hạn chế ăn, trên cơ thể lợn, những bộ phận nào có giá trị dinh dưỡng cao và có lợi cho sức khỏe?

    1. Óc lợn

Trong óc lợn chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho và sắt, ăn đúng mức có thể bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng trong óc lợn có khả năng hỗ trợ chức năng của lá lách và dạ dày, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh khác nhau.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hàm lượng cholesterol trong óc lợn cũng được đánh giá ở mức cao, ăn quá nhiều có thể khiến lượng cholesterol và triglycerid trong máu tăng cao, làm tăng mỡ máu và tăng huyết áp. Vậy nên, hãy chú ý ăn ở một mức độ vừa phải để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà không gây ra các bệnh khác.

    2. Dạ dày

Trong dạ dày lợn chứa nhiều canxi, kali, natri, magie, sắt,... cũng như vitamin A, vitamin E, chất đạm, chất béo,…, có tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Dạ dày lợn là thực phẩm được khuyên dùng cho người tỳ vị hư yếu, tiêu hóa kém, tiêu chảy, đau dạ dày, tiểu đêm, tiểu nhiều lần...

 

    4 bộ phận của lợn tưởng bổ nhưng thật ra độc đến mức đun 600 độ C vẫn không sạch: Đáng tiếc nhiều người vẫn ăn phải thứ tối kị - Ảnh 3.

     3. Tim

Tim lợn chứa nhiều chất đạm, chất béo, vitamin B1, vitamin B2, niacin và các chất dinh dưỡng khác, có tác dụng bổ máu, có lợi cho tim và hệ thần kinh.

Bổ sung các món ăn chế biến từ tim lợn thường xuyên có tác dụng tốt đối những người tim yếu, hay ra mồ hôi trộm, hay hồi hộp, mê man. Ngoài ra, tim lợn còn có lợi cho người mất ngủ, động kinh và một số bệnh liên quan đến thần kinh khác.

Thiên An

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên