4 cách để cải thiện vấn đề sức khỏe mà bất cứ ai cũng nên áp dụng: Làm được thì công việc hiệu quả, cuộc sống thành công
Ngày càng nhiều trường hợp những người trẻ mắc bệnh ung thư mà nguyên nhân bắt nguồn từ chính thói quen sinh hoạt, làm việc, nhưng điều đó dường như vẫn không đủ để thay đổi hành vi của con người.
- 23-08-2018Doanh nhân Nhật Bản qua đời vì ung thư vẫn truyền cảm hứng cho nhiều người khi tự tổ chức buổi tiệc "tiền tang lễ"
- 23-08-2018Bức tâm thư của nữ sinh Ngoại Thương 21 tuổi bị ung thư máu cảnh báo người trẻ: "Đừng thức khuya nữa!"
- 22-08-2018Lời trăn trối đau đáu của doanh nhân trẻ bị ung thư giai đoạn cuối: Nhất định phải không được quên 3 điều này!
Sức khỏe và chăm sóc sức khỏe đã trở thành một trong những vấn đề trọng tâm trong những năm gần đây. Người trưởng thành ngày nay phải vật lộn với béo phì, nghiện rượu, trầm cảm… và rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe khác. Điều đó đang ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động cũng nhưng khả năng thành công của họ.
Nhiều người ngày nay dường như quá bận rộn với công việc, gia đình cùng các mối quan hệ xã hội đến nỗi họ không còn thời gian quan tâm đến sức khỏe của bản thân. Họ bỏ bê sức khỏe của mình theo tinh thần hy sinh, và nghĩ rằng công việc là trên hết, quan trọng hơn cả giấc ngủ và việc tập thể dục. Thật không may, đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Và suy nghĩ đó có thể tác động đến toàn bộ nhân viên trong công ty, khiến cho họ cũng trở thành những cỗ máy làm việc và bỏ bê vấn đề sức khỏe.
Và dưới đây là 4 cách để cải thiện vấn đề sức khỏe mà bất cứ ai cũng nên áp dụng để nâng cao sức khỏe và cải thiện hiệu quả công việc, đảm bảo khả năng thành công cho chính mình
1. Giữ sạch khu vực làm việc của bạn
Đối với nhân viên công sở thì thời gian làm việc tại công ty chiếm hết 1/3 thời gian trong một ngày. Với 8 giờ làm việc mỗi ngày, bạn luôn phải tiếp xúc với các máy móc, thiết bị làm việc, với các loại hồ sơ giấy tờ - mà đây chính là nơi tiềm ẩn những mối nguy hại đến sức khỏe.
Các yếu tố vô hình trong môi trường đều có thể là nguyên nhân khiến chúng ta bị bệnh, từ bụi bẩn cho đến vi khuẩn. Đầu tư vào bảo trì thảm lau, làm sạch ống dẫn khí, và dọn dẹp tủ lạnh thường xuyên không chỉ làm tăng hiệu quả công việc mà còn giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt.
Nhiều người vẫn cho rằng mình quá bận rộn, không có thời gian dọn dẹp khu vực bàn làm việc, nhưng thật ra công việc này chỉ chiếm của bạn khoảng 5 phút nếu được duy trì đều đặn. Đổi lại bạn sẽ duy trì được không gian làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, tránh được các nguy cơ gây hại cho sức khỏe đồng thời tạo nên nét văn hóa tích cực cho cả công ty.
2. Duy trì thói quen ngủ đủ giấc
Ảnh hưởng của việc thiếu ngủ đến sức khỏe và hiệu quả công việc đã được cảnh báo rất nhiều lần và có lẽ ai cũng hiểu nhưng lại không nhận thức được sự tác động đó đối với chính bản thân mình. Trong tất cả thông điệp gửi lại của những người đã, đang phải chịu đựng những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư đều nhấn mạnh: Đừng thức quá khuya, đừng làm việc quá sức.
CEO Mark Bertolini của Aetna, một công ty chăm sóc sức khỏe đa dạng từng lọt top Fortune 50 với doanh thu hơn 60 tỷ USD trong năm 2015 cho rằng những người thiếu ngủ thường không có khả năng thực hiện các cuộc gọi đàm phán phức tạp hay thúc đẩy lợi nhuận của công ty.
Không ngủ đủ giấc tác động tiêu cực lên hầu hết các chức năng não, từ sự tập trung, trí nhớ đến hiệu suất tổng thể. Thiếu ngủ còn được cho là có liên quan tới các bệnh như béo phì, tim mạch và đặc biệt là trầm cảm. Ngủ đủ giấc được chứng minh sẽ giúp người đi làm cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề, nâng cao hiệu quả công việc và tạo ra nhiều giá trị hơn cho công ty.
3. Vận dụng nhiều cách để có thể chất tốt nhưng không ép buộc
Một nhà lãnh đạo rất quan tâm đến sức khỏe của nhân viên nên đã quyết định đầu tư vào thiết bị và tạo ra một phòng tập thể dục . Ông đã cố gắng quan tâm đến việc rèn luyện sức khỏe của toàn bộ nhân viên bằng cách đưa nó vào lịch trình làm việc chung. Tuy nhiên biện pháp này không đem lại hiệu quả và không nhận được phản hồi tích cực từ phía nhân viên vì họ cảm thấy bị ép buộc.
Sau đó, ông và một vài nhà quản lý khác đã thay đổi kế hoạch: cùng nhau tổ chức nhiều hoạt động khác nhau - phòng tập thể dục, giờ tập yoga hàng tuần, nhóm xe đạp buổi sáng, nhóm bowling – nhưng để cho nhân viên của mình tùy chọn tham gia hoạt động mà họ thích. Kết quả là số nhân sự tham gia tăng vọt.
Việc rèn luyện sức khỏe rất cần thiết nhưng cũng không nên quá ép buộc. Bất cứ việc gì được thực hiện với tinh thần tự nguyện, thoải mái cũng đem lại hiệu quả cao hơn.
4. Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng 49% doanh nhân phải trực tiếp đối mặt với ít nhất một trong các bệnh về tinh thần. Ngay cả khi bạn không được chẩn đoán với bất kỳ bệnh lí sức khỏe tinh thần nào, thì việc nói chuyện với một bác sĩ tâm lí hoặc nhà trị liệu cũng cực kì có lợi. Bởi vì họ biết cách giúp bạn vượt qua những căng thẳng, áp lực trong công việc.
Chúng ta đều biết sức khỏe là vốn quý: Cơ thể và trí tuệ mà mỗi người đang sở hữu chỉ có một và nếu bạn đánh mất bạn sẽ không thể phục hồi lại. Những nhà lãnh đạo xem việc bỏ bê sức khỏe là sự hy sinh cho công việc không biết rằng đó là một thói quen xấu và không bền vững.
Vì vậy muốn thành công, cả những doanh nhân đã thành đạt hay những người trẻ đang lập nghiệp không nên lựa chọn giữa sức khỏe và thành công: Họ nên chọn cả hai.