MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 chỉ số phản ánh mức độ lão hoá của cơ thể, ai cũng có thể tự kiểm tra ngay, đặc biệt là ở 3 thời điểm "bước ngoặt" của sự già nua trong cuộc đời mỗi người

05-10-2021 - 00:00 AM | Sống

4 chỉ số phản ánh mức độ lão hoá của cơ thể, ai cũng có thể tự kiểm tra ngay, đặc biệt là ở 3 thời điểm "bước ngoặt" của sự già nua trong cuộc đời mỗi người

Mặc dù tuổi thọ của mỗi người là khác nhau, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe và góp phần kéo dài thời gian sống nhờ tự hình thành những thói quen sống tốt và lành mạnh hơn.

Gần đây, một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y khoa Anh đã khẳng định: "Theo tuổi tác, sau 65 tuổi, chức năng vận động của con người càng kém thì nguy cơ tử vong càng cao."

Tại thời điểm theo dõi (trong vòng 106 năm), các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khả năng tập thể dục và nguy cơ tử vong liên quan đến nhau.

Thực tế, để biết một người có tuổi thọ cao hay không, mức độ lão hóa như thế nào, giới chuyên gia sẽ đánh giá theo 4 yếu tố đã được khoa học chứng minh dưới đây, chỉ cần có 3/5 điểm thì cơ hội có sống thọ của bạn càng cao.

4 chỉ số phản ánh mức độ lão hóa của cơ thể

Nói chung, các cơ quan chức năng của cơ thể con người đã đạt đến đỉnh cao trước tuổi 30. Sau đó, hầu hết các cơ quan sẽ bị lão hóa với tốc độ khoảng 0,8-1% mỗi năm. Bạn có thể tham khảo 4 chỉ số để tự kiểm tra mức độ lão hóa:

1. Tốc độ đi bộ

4 chỉ số phản ánh mức độ lão hoá của cơ thể, ai cũng có thể tự kiểm tra ngay, đặc biệt là ở 3 thời điểm bước ngoặt của sự già nua trong cuộc đời mỗi người  - Ảnh 1.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng công bố một báo cáo cho thấy tuổi thọ trung bình trên toàn thế giới đã tăng thêm 5,5 năm trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2019, trong đó nữ giới sống lâu hơn nam giới. Ảnh: Internet

Khi đi bộ, có khoảng 60-70% cơ bắp của toàn bộ cơ thể tham gia hoạt động bao gồm thần kinh, hô hấp, cơ xương khớp, tuần hoàn và các hệ thống khác. Vì vậy, chỉ số này có thể phản ánh toàn diện sức khỏe của người cao tuổi.

Tốc độ đi bộ của người bình thường là 0,9m/s, nếu dưới 0,6m /s thì có thể bị teo cơ nặng. Coi chừng bệnh suy nhược cơ. Ở người cao tuổi, nếu tốc độ đi bộ dưới 0,6m/s thì có thể tăng nguy cơ tử vong. Khi đi loạng choạng, tập tễnh và các biểu hiện khác, hãy cảnh giác các bệnh tim mạch và mạch máu não như đột quỵ và đi khám kịp thời!

2. Khả năng cầm nắm

Tạp chí "The Lancet" của Anh đã công bố một nghiên cứu về sức khỏe, kết quả trong đó chỉ ra rằng tình trạng mất lực cầm nắm cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh chính như đột quỵ và bệnh tim mạch sẽ nhiều hơn, tuổi thọ sẽ ngắn hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm bài kiểm tra theo thể lực của bản thân. Nếu không đạt các tiêu chuẩn sau đồng nghĩa với việc chức năng tập luyện của bạn kém.

Nam : 40-60 tuổi <27kg; 65-69 tuổi <25kg.

Nữ : 40-60 tuổi <18kg; 65-69 tuổi <17kg.

3. Khả năng ngồi và đứng

4 chỉ số phản ánh mức độ lão hoá của cơ thể, ai cũng có thể tự kiểm tra ngay, đặc biệt là ở 3 thời điểm bước ngoặt của sự già nua trong cuộc đời mỗi người  - Ảnh 2.

Bài kiểm tra đơn giản cho biết xương và cơ của chi dưới có tốt hay không từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện. Ảnh: Aboluowang

Đối với người cao tuổi, khả năng ngồi và đứng cũng là một bài kiểm tra thể lực rất cơ bản. Hãy kiểm tra cơ thể với phương pháp đơn giản sau:

Lấy một chiếc ghế có độ cao phù hợp, bắt chéo tay trước ngực và làm động tác đứng ngồi từ 25 lần trở lên trong vòng 30 giây. Nếu bạn có thể hoàn thành, điều đó đồng nghĩa với việc xương và cơ của chi dưới đang ở trạng thái tốt. Nếu không thì cơ bắp chi dưới có dấu hiệu suy giảm. Tần suất càng ít, mức độ suy giảm càng nặng.

4. Tính cách hướng ngoại

Những người có tính cách vui vẻ sẽ có khả năng đối phó với căng thẳng cao hơn. Đã có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có tính cách vui vẻ và hướng ngoại sẽ sống lâu hơn vì họ có trạng thái tinh thần tốt hơn và khả năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực trước những điều tồi tệ.

Bạn có thể kiểm tra mức độ lão hóa của cơ thể dựa trên các chỉ số trên, nếu kết quả kiểm tra không đạt, hãy nhanh chóng tìm cách điều chỉnh kịp thời để có thể kéo dài tuổi thọ.

3 bước ngoặt của sự lão hóa trong cuộc đời mỗi người

1. Khoảng 34 tuổi, sức khỏe bắt đầu giảm sút

4 chỉ số phản ánh mức độ lão hoá của cơ thể, ai cũng có thể tự kiểm tra ngay, đặc biệt là ở 3 thời điểm bước ngoặt của sự già nua trong cuộc đời mỗi người  - Ảnh 3.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature năm 2019, quá trình lão hóa không diễn ra với tốc độ đồng đều mà có ba bước ngoặt sinh lý từ "thay đổi định lượng sang thay đổi chất lượng". Đó là 34, 60 và 78 tuổi.

Ở độ tuổi này, số lượng tế bào và lượng nước trong cơ thể bắt đầu giảm dần. Con người bắt đầu đối mặt với bước ngoặt đầu tiên của quá trình lão hóa.

Những người ở giai đoạn này thường là " trụ cột " của gia đình, trên có già, dưới có trẻ. Gánh nặng gia đình đè nặng trên vai. Do đó, làm thêm giờ, thức khuya, nuôi con nhỏ, ăn uống thất thường… là chuyện bình thường. Lúc này, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến hệ thần kinh và cơ xương khớp .

2. Năm 60 tuổi, các chức năng khác nhau bắt đầu bước vào "tuổi già"

Bước qua tuổi 60, tốc độ phân chia tế bào và tái tạo mô ngày càng chậm nên mọi chức năng của cơ thể bắt đầu suy giảm và chính thức bước vào giai đoạn lão hóa.

Ngoài ra, khi đến tuổi nghỉ hưu, bạn dễ mắc phải tâm lý "bản thân vô dụng thì chỉ nhàn rỗi". Lúc này, nếu không kịp thời điều chỉnh và thích nghi, các căn bệnh về tâm lý như trầm cảm... rất dễ hoành hành khiến cơ thể và tinh thần đều bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn cần chú ý nhiều hơn đến hệ tuần hoàn, trạng thái tinh thần và hệ miễn dịch .

3. Ở tuổi 78, quá trình lão hóa tăng nhanh kéo theo nhiều loại bệnh mãn tính

Ở giai đoạn này, tốc độ lão hóa sẽ được đẩy nhanh đáng kể. Các hệ thống chính của cơ thể bao gồm thần kinh, tiết niệu, hô hấp và tuần hoàn sẽ có những thay đổi, thậm chí có thể kèm theo nhiều loại bệnh mãn tính ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Theo một số liệu khảo sát do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc công bố: Những người trên 70 tuổi, các yếu tố quan trọng nhất của suy giảm cuộc sống là bệnh tim mạch (chiếm 39,11%) và ung thư (chiếm 15,4%). Vì vậy, chúng ta phải tăng cường phòng ngừa và kiểm soát hai khía cạnh.

Mặc dù lão hóa là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể thực hiện các biện pháp hiệu quả để điều chỉnh kịp thời tại những thời điểm "nhạy cảm", chúng ta vẫn có thể trì hoãn lão hóa ở một mức độ nhất định và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tập thể dục khoa học giúp đẩy lùi lão hóa, kéo dài tuổi thọ

4 chỉ số phản ánh mức độ lão hoá của cơ thể, ai cũng có thể tự kiểm tra ngay, đặc biệt là ở 3 thời điểm bước ngoặt của sự già nua trong cuộc đời mỗi người  - Ảnh 4.

Duy trì sức khỏe nhờ tập thể dục đúng cách. Ảnh: Intenret

Tập thể dục hợp lý và khoa học giúp người trung niên và cao tuổi duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Vì vậy, muốn tập thể dục khoa học đúng cách, chủ yếu nắm vững lượng vận động, cường độ tập và thời gian tập phù hợp.

1. Lượng bài tập

Theo khuyến nghị của WHO: Người trung niên và cao tuổi nên dành 150 phút mỗi tuần để tập thể dục nhịp điệu với cường độ trung bình. Bạn có thể phân bổ đều lượng thời gian tập, chẳng hạn như luyện tập 20 phút mỗi ngày hoặc 30 phút trong 5 ngày.

2. Cường độ tập luyện

Khi tập luyện phải tùy theo tình trạng của bản thân, không nên ép buộc, nếu tập quá tải rất dễ gây tai nạn. Nhịp tim an toàn khi người cao tuổi tập thể dục là: nhịp tim lúc nghỉ +30-40 (lần/phút), có thể dao động lên xuống ± 10 lần/phút .

Ngoài ra, mọi người cũng có thể dựa trên tốc độ thở (nhanh hơn/nhanh khó kiểm soát), đổ mồ hôi (đổ mồ hôi nhẹ/đổ mồ hôi tổng thể), cũng như cảm giác của cơ và khớp (cơ hơi đau nhưng khớp không đau rõ ràng/ sưng, đau nhức, tê), bài tập cảm giác chủ quan (dễ dàng/ bình thường/ khó khăn). Nếu tất cả đều thuộc phương án đầu tiên thì cường độ tập phù hợp .

3. Thời gian tập thể dục

Để đạt được mục tiêu rèn luyện sức khỏe, thời gian tập luyện cũng rất cần thiết. Ít thì không hiệu quả, quá tải sẽ làm cơ thể tổn thương. Vì vậy, thời gian tập luyện cũng cần được kiểm soát. Nói chung, một bài tập nên kéo dài 30 - 40 phút để cải thiện chức năng tim phổi và giảm cân tốt hơn.

Tóm lại: Khi chúng ta già đi, cơ thể sẽ bắt đầu lão hóa- hiện tượng sinh lý bình thường. Lúc này, chúng ta phải dũng cảm đối mặt chứ không nên né tránh. Ngoài ra, chúng ta có thể tập thể dục khoa học để giảm tốc độ của sự lão hóa cơ thể!

Theo Aboluowang, Sohu...

Ngọc Nhi

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên