4 điểm "chí mạng" trong bữa ăn đang dần ăn mòn tuổi thọ, muốn sống lâu cần điều chỉnh ngay!
Để sống lâu, có những thói quen tai hại trong bữa ăn hàng ngày mà nhiều người vẫn làm cần phải được loại bỏ càng sớm càng tốt!
Chế độ ăn và cách ăn uống đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Nếu ăn uống thiếu khoa học hoặc duy trì những thói quen ăn uống không tốt có thể làm tăng khả năng hủy hoại các cơ quan bên trong cơ thể. Theo thời gian, những tổn thương liên tục có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của các nội tạng và làm giảm tuổi thọ.
Theo Sohu, những người có tuổi thọ ngắn thường có 4 đặc điểm chung khi ăn uống như sau:
Đặc điểm số 1: Thích những món có 3 "nhiều"
3 "nhiều" ở đây bao gồm: nhiều muối (ăn mặn), nhiều chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo trans) và nhiều đường. Tương đương với 3 sở thích ăn này là nguy cơ mắc phải 3 vấn đề sức khỏe, đó là: huyết áp cao, tiểu đường và mỡ máu cao.
Ảnh minh họa
Trong đó, huyết áp cao có thể dẫn tới các tổn thương ở thận, tim và não. Bệnh tiểu đường làm tăng rủi ro biến chứng ở thận, thần kinh, mạch máu, võng mạc. Còn mỡ máu cao có thể dẫn tới xơ vữa động mạch - biến chứng xơ vữa động mạch vành nguy hiểm nhất chính là phình mạch. Khi động mạch bị vỡ, biến chứng này có thể khiến cho người bệnh tử vong ngay lập tức.
Đặc điểm số 2: Uống rượu trong khi ăn
Người châu Á thường có quan niệm rằng, uống một chén rượu trong bữa ăn giúp "đẩy lùi bách bệnh". Tuy nhiên, khi so sánh với những rủi ro sức khỏe có thể gặp khi tiêu thụ rượu thường xuyên, các bác sĩ đều cho biết, không có một liều lượng rượu nào được coi là an toàn. Dù chỉ uống một lượng nhỏ mỗi ngày nhưng tích lũy lại theo thời gian, đó vẫn là một con số lớn.
Ảnh minh họa
Uống rượu thường xuyên và đặc biệt nếu uống với số lượng lớn có thể gây tổn hại tới nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm não, tim, gan, tuyến tụy và dạ dày. Hơn nữa, chất chuyển hóa trung gian của rượu là acetaldehyde có thể gây đột biến DNA dẫn tới ung thư (đặc biệt là ung thư vòm họng, thực quản, gan, và vú).
Để tránh xa bệnh tật và sống lâu hơn, tốt nhất là không nên uống rượu.
Đặc điểm số 3: Ăn uống quá độ
Ăn uống quá độ, ăn quá nhiều làm gia tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa dẫn tới các vấn đề về dạ dày. Ăn quá no khiến cả gan và tụy phải hoạt động vất vả để tiêu hóa. Và theo thời gian, điều này sẽ dẫn tới rủi ro mắc các bệnh về chuyển hóa, bệnh gan và tuyến tụy.
Ảnh minh họa
Những tình trạng này đều được biết đến với rủi ro làm giảm tuổi thọ. Do đó, việc ăn uống điều độ và cân đối là quan trọng để duy trì tuổi thọ và sức khỏe tốt. Khi ăn nên nhai kỹ và chậm rãi.
Đặc điểm số 4: Thời gian ăn uống thất thường
Lịch ăn uống thất thường bao gồm cả bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ giấc mỗi ngày hoặc tăng thêm các bữa phụ không cần thiết. Điều này có thể gây ra rối loạn nhịp hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như các rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng tới tuổi thọ.
Chẳng hạn, thói quen bỏ bữa sáng có thể khiến axit dạ dày tăng lên. Khi cơ thể không nhận được thức ăn sau một đêm nghỉ, việc tiết axit dạ dày không được điều chỉnh có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và đau dạ dày.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, tưởng chừng bỏ một bữa giúp giảm calo nhưng mọi người thường có xu hướng ăn nhiều hơn vào bữa tiếp theo, lượng calo tiêu thụ tăng lên đồng nghĩa với rủi ro sức khỏe cũng tăng lên, khó kiểm soát cân nặng hơn và gây ra các rối loạn chuyển hóa.
Ăn khuya, đặc biệt là ăn các món ăn giàu calo cũng gây hại cho sức khỏe, không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ mà còn dễ bị béo phì và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.
Ngoài 4 điểm kể trên, thì các thói quen xấu ảnh hưởng tới tuổi thọ khác có thể kể đến như ăn uống mất cân bằng dinh dưỡng, có thói quen hút thuốc lá, không có biện pháp quản lý căng thẳng hiệu quả,...
Đời sống và Pháp luật