MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 điều cần dạy để con thông minh, EQ phát triển, có tố chất để trở thành người lãnh đạo

09-07-2022 - 15:01 PM | Sống

4 điều cần dạy để con thông minh, EQ phát triển, có tố chất để trở thành người lãnh đạo

Trong xã hội tương lai, trí tuệ cảm xúc của trẻ em sẽ quan trọng không kém gì chỉ số IQ.

Một đứa trẻ nói chuyện ngọt ngào, lễ phép, biết kết bạn và có trí tuệ xúc cảm cao thường được yêu thích và thành công hơn trong tương lai.

Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trí tuệ cảm xúc sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong công việc và cuộc sống sau này của trẻ. Đặc biệt, chỉ số này có thể được trau dồi thông qua quá trình rèn luyện hàng ngày.

Nếu cha mẹ thường xuyên dạy 4 điều này cho con, họ có thể cải thiện đáng kể trí thông minh cảm xúc của trẻ.

Đầu tiên, hãy tự quyết định

Đứa trẻ hỏi bố, mẹ rằng: "Con có thể mời các bạn trong lớp đến chơi nhà không?"

"Được chứ, tuỳ vào quyết định của con."

"Mẹ ơi, con muốn mua một cuốn sách?"

"Tuỳ con quyết định, hãy cứ dùng tiền túi của mình để mua."

Lắng nghe suy nghĩ của trẻ trong từng việc nhỏ giúp trẻ có cảm giác được tham gia và đạt thành tích, đồng thời trẻ sẵn sàng chịu trách nhiệm và suy nghĩ cho người khác hơn.

Cha mẹ nên tiến hành dạy trẻ kỹ năng ra quyết định từ khi trẻ được 4 – 5 tuổi. Mới đầu, cha mẹ hãy tập cho trẻ đưa ra những quyết định nhỏ để xây dựng dần lòng tự tin và tạo kỹ năng đưa ra quyết định cho trẻ. Ví dụ như lựa chọn giữa hai món ăn trong bữa sáng, hoặc đôi giày để đi chơi vào ngày cuối tuần. 

Những chọn lựa này thường không quan trọng tuy nhiên chúng sẽ tạo cho trẻ những kinh nghiệm đầu tiên về kỹ năng đưa ra quyết định.

4 điều cần dạy để con thông minh, EQ phát triển, có tố chất để trở thành người lãnh đạo - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Aboluowang

Thứ hai, bố mẹ yêu con, nhưng không thích cách cư xử của con

Cha mẹ không nên vội vàng gán ghép những "nhãn tiêu cực" cho con cái, ví dụ không thích chia đồ chơi thì nói là keo kiệt, không thích chạy nhảy thì nói là lười, khi trẻ mắc lỗi thì chì chiết.

Chúng ta không nên đàn áp hay chỉ trích con một cách mù quáng, mà nên sử dụng những cách nhận xét khéo léo hơn.

"Con yêu, mẹ yêu con, nhưng mẹ không thích con kén ăn."

"Con à, mẹ thương con, nhưng vì con làm sai nên mẹ vẫn phải phạt con."

Trẻ sẽ nhận ra hành vi vừa rồi là sai, sau này sẽ sửa dần dần mà không bị tổn thương tinh thần.

Giúp trẻ hiểu rằng hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến người khác là một trong những bài học quan trọng mà bạn phải dạy cho trẻ biết. Chứ đừng bao giờ chiều theo hành động của con và tự động đi dọn "đống rác" trẻ vừa tạo nên.

Sau khi đã chỉ ra cho trẻ hành vi sai lầm, lý giải tại sao lại là sai lầm, hãy cùng tẻ tìm cách giải quyết vấn đề của mình theo hướng tích cực hơn. Thay vì nói: "Con không được phép làm như vậy nữa", hãy thử một cách nói khác, hỏi xem con muốn gì trong tình huống đó.

Chẳng hạn, nếu trước đó trẻ nóng giận, bực bội và ném đồ chơi, cha mẹ nên hỏi: "Nếu cảm thấy khó chịu, con có muốn ra ngoài chơi một lúc để thư giãn không?" Tùy thuộc vào độ tuổi của con, bạn sẽ có cách hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu và trẻ có thể cần sự giúp đỡ của bạn cho đến khi có những hành vi tích cực hơn.

Thứ ba, ý kiến ​​của con cũng cần được lắng nghe

Nhiều bậc cha mẹ thích ra lệnh cho con cái, luôn cảm thấy rằng người làm con phải vâng lời, làm bất cứ điều gì cha mẹ muốn. Điều này không được các chuyên gia khuyến nghị vì có thể khiến trẻ quá ỷ lại vào người khác, lười tư duy hoặc quá nhút nhát để đưa ra ý kiến.

Thay vào đó, phụ huynh nên lắng nghe tiếng nói của con nhiều hơn. Chẳng hạn, bạn có thể hỏi con bạn đi đâu vào cuối tuần? Con thích lớp học sở thích nào và tại sao? Gia đình cũng có thể lên kế hoạch một chuyến đi gia đình có sự tham gia của trẻ và hỏi ý kiến ​​của trẻ.

Bằng cách này, trẻ không chỉ rèn luyện được khả năng ngôn ngữ mà còn tham gia tích cực vào giao tiếp trong gia đình. Nhờ đó, trẻ sẽ quyết đoán hơn, tự tin bày tỏ ý kiến, trí tuệ cảm xúc ngày càng cao.

4 điều cần dạy để con thông minh, EQ phát triển, có tố chất để trở thành người lãnh đạo - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Aboluowang

Thứ tư, chúng ta hãy đưa ra một quy tắc và cùng nhau tuân thủ nó

Các quy tắc nên được áp dụng chung với cả gia đình, như vậy cả cha mẹ và con cái sẽ thực hiện cùng nhau. 

Bạn nói rằng trẻ không được phép xem TV quá 1 giờ mỗi ngày, không chơi điện thoại trước khi đi ngủ nhưng bản thân người làm cha mẹ lại không tuân thủ những điều đó. Do vậy, trẻ không có người làm gương nên sẽ không thực sự để tâm vào những nguyên tắc.

Đồng thời nên cung cấp những giải pháp để hỗ trợ trẻ thực hiện nguyên tắc một cách dễ dàng hơn.

Chẳng hạn như, nếu cả gia đình cùng tắt TV sau 9 giờ tối và giao tiếp với nhau trong 30 phút, quá trình này sẽ giúp gia đình cùng tuân theo thỏa thuận. Trẻ cũng sẽ chịu ảnh hưởng tinh tế bởi cách giao tiếp của cha mẹ.

Tuỳ vào cách giáo dục của cha mẹ, tương lai đứa trẻ là 1 ẩn số. Hy vọng rằng các bậc cha mẹ sẽ chú ý đến việc trau dồi trí tuệ cảm xúc của trẻ, học cách giao tiếp với trẻ một cách chính xác. Nên thoát khỏi những phương pháp giao tiếp và suy nghĩ sai lầm trước đây, sử dụng ngôn ngữ hợp lý và phù hợp để kích thích khả năng và nâng cao trình độ của trẻ. Trong tương lai trẻ thơ chứa cả bầu trời xanh.

Nếu dạy con về 4 điều này thường xuyên, bạn sẽ thấy rằng mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ dịu đi rất nhiều, gia đình bớt xích mích, tình cảm sẽ thuận hòa hơn.

*Theo Aboluowang

https://cafef.vn/4-dieu-can-day-de-con-thong-minh-eq-phat-trien-co-to-chat-de-tro-thanh-nguoi-lanh-dao-20220709140935605.chn

Phương Thuý

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên