4 lần mắc bệnh hiểm nghèo, 7 lần phẫu thuật, bà cụ "siêu nhân" ở Trung Quốc trở thành "ngôi sao vàng" trong làng trường thọ khi đánh bại ung thư, vẫn khoẻ mạnh ở tuổi 99: Bí quyết gói gọn trong 4 điều này
"Tôi đã 4 lần mắc bệnh hiểm nghèo, 7 lần phẫu thuật, từng bị u mỡ, u tuyến giáp, cắt túi mật và ung thư ruột ...", nữ nghệ sĩ chia sẻ.
- 19-10-20213 loại thực phẩm này là cao thủ "bơm" đường trong máu, ăn càng ít, mạch máu càng khoẻ, càng sống lâu
- 15-10-2021Mang tất đi ngủ: Phương pháp tưởng "vớ vẩn" nhưng cực kỳ khoa học giúp chữa mất ngủ sau tuổi 45, tuy nhiên, muốn hiệu quả hãy lưu ý điều này
Tần Di từng là nữ nghệ sĩ được ca ngợi là "người phụ nữ đẹp nhất Trung Quốc", "là quốc bảo trong lịch sử điện ảnh", thế nhưng câu chuyên về cuộc đời của bà còn gây chú ý hơn cả sự nghiệp phim ảnh mà bà theo đuổi.
Tần Di - Người phụ nữ từng trải qua 4 lần mắc bệnh hiểm nghèo, 7 lần phẫu thuật nhưng vẫn khoẻ mạnh ở tuổi 99
Năm 44 tuổi, Tần Di được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột. Khi đó, nhiều bác sĩ nói với bà rằng thời gian của bà không còn nhiều nữa. Thế nhưng 55 năm trôi qua, người phụ nữ nhỏ bé ngày nào không chỉ thành công đánh bại căn bệnh ung thư quái ác, mà còn trở thành một trong những ngôi sao "trường thọ" nổi tiếng ở Trung Quốc.
Ở tuổi 99, Tần Di vẫn còn sống khoẻ mạnh. Đâu là bí quyết sống lâu sống khoẻ của bà cụ siêu nhân này ?
Mắc ung thư ở tuổi 44, vẫn khoẻ mạnh ở tuổi 99: Tần Di đã chiến đấu với căn bệnh ung thư như thế nào?
1. Đánh bại ung thư một cách chiến thuật
Đối với Tần Di, điều đã đặt nền tảng vững chắc cho tuổi thọ của bà chính là tiêu chuẩn điều trị.
Có rất nhiều hiểu lầm về điều trị ung thư trên chặng đường chiến đấu với căn bệnh này, một số người thậm chí từ bỏ việc điều trị trực tiếp, điều này là không nên.
Chu Triệu Phong, bác sĩ trưởng khoa ung thư, Bệnh viện Trung ương Thái An, Trung Quốc chỉ ra rằng việc điều trị ung thư tiêu chuẩn cần phải có một khái niệm toàn cầu dựa trên sự khác biệt riêng của các cơ quan khác nhau, các giai đoạn khác nhau và các cá nhân khác nhau.
Thông qua phương pháp điều trị tiêu chuẩn, hiệu quả điều trị có thể được cải thiện rất nhiều, giảm được gấp 3 lần gánh nặng về tâm lý, kinh tế và thể chất của người bệnh.
2. Tâm lý tích cực, tinh thần lạc quan
Tần Di từng nói "tâm lý là cơ sở của sức khỏe", theo bà tâm lý rất quan trọng đối với sức khỏe, ngay cả khi mắc nhiều bệnh hiểm nghèo, bà cũng không bao giờ than phiền về bản thân mà luôn đối mặt với bệnh tật với thái độ tốt và tích cực.
Trình Thư Quân, Viện sĩ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc đã chỉ ra rằng nếu một người có tâm lý không tốt trong thời gian dài sẽ mang lại rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong số những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, hơn một nửa sẽ rơi vào trạng thái lo lắng và trầm cảm, thậm chí người nhà của bệnh nhân cũng có biểu hiện tương tự. Một khi vướng phải cảm xúc tiêu cực này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.
Nếu có thể duy trì một tâm thái bình ổn sau khi được chẩn đoán ung thư, bạn có thể giữ cho cơ thể và các tế bào ung thư ở trạng thái cân bằng và hiện thực hóa khái niệm "sống sót với ung thư".
3. Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học
Tần Di cho rằng mọi người phải học cách kiểm soát trong ăn uống: kiểm soát dầu, kiểm soát muối và kiểm soát lượng thức ăn trong chế độ ăn của người già. Từ năm 60 tuổi, bà luôn tuân thủ quan điểm ăn uống lành mạnh này. Đồng thời, bà cũng yêu cầu bản thân không được kén ăn, mùa nào thức ăn nấy, điều này có tác dụng rất tích cực đối với sức khỏe.
Gần đây, Đại học Harvard đã công bố một nghiên cứu khi phân tích dữ liệu theo dõi của gần 30.000 người ở Trung Quốc từ năm 1991 đến năm 2011 và phát hiện ra rằng 56,5% ung thư đại trực tràng có liên quan đến hút thuốc, ăn nhiều thịt đỏ và béo phì.
Lối sống xấu và chế độ ăn uống không đúng cách thực sự có hại cho cơ thể. Một thành viên của Hiệp hội Chống ung thư Trung Quốc đã chỉ ra rằng để ngăn ngừa ung thư, bạn cần kiểm soát cân nặng của mình trong giới hạn bình thường. Về nguyên tắc, bạn cần ăn nhiều rau, trái cây và đậu, thịt thích hợp, kiểm soát dầu và muối, bỏ thuốc lá và rượu.
4. Tiếp tục vận động
Trước đây, khi còn làm việc ở một công ty điện ảnh và truyền hình, do tính chất công việc bận rộn nên Tần Di không có thời gian rảnh rỗi để tập thể dục. Tuy nhiên, không vì thế mà bà từ bỏ việc luyện tập. Bà thay đổi cách thức đi lại hàng ngày sang đi bộ nhiều nhất có thể, số bước đi bộ mỗi ngày từ 5.000 đến 10.000 bước và bà đã kiên trì tập luyện trong suốt nhiều thập kỷ.
Tập thể dục có thể chống lại ung thư, đó là sự thật!
Giáo sư Lâm Lệ Châu, phó chủ nhiệm bệnh viện trực thuộc Đại học trung y dược Quảng Châu chỉ ra rằng tập thể dục có thể làm cho con người đổ mồ hôi, giúp bài tiết chì, stronti, berili và các chất gây ung thư khác ra khỏi cơ thể. Bên cạch đó, có thể cải thiện khả năng sản xuất bạch cầu, nhờ đó mà khả năng chống ung thư của cơ thể được nâng cao.
Cần lưu ý rằng tập thể dục cần kết hợp giữa vận động và nghỉ ngơi. Tập thể dục quá sức thực sự có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, gây phản tác dụng.
Muốn sống lâu, con người phải vượt qua ba chướng ngại này!
1. Ung thư
Sau 50 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao. Ở giai đoạn này, nồng độ hormone và chức năng miễn dịch trong cơ thể xuống dốc, một số tế bào ung thư hoặc tế bào đột biến tự ức chế sẽ xâm nhập và dần dần tiến triển thành ung thư.
Ảnh minh hoạ ( Nguồn ảnh: Internet)
2. Chứng mất trí nhớ
Sau 65 tuổi, nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ cũng sẽ tăng lên. 70 đến 80 tuổi là giai đoạn bệnh tập trung. Các bệnh thường gặp của người cao tuổi như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch cũng dễ gây ra chứng sa sút trí tuệ.
3. Bệnh tim và đột quỵ
Sau tuổi 50, các mạch máu trong cơ thể sẽ dần cứng lại và các mảng bám cũng xuất hiện trên mạch máu. Ở giai đoạn này, mạch máu não và tim mạch bị tắc nghẽn cấp tính rất dễ gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Ảnh minh hoạ ( Nguồn ảnh: Internet)
Với con người, tuổi thọ chính là món quà xa xỉ của cuộc sống, muốn sống lâu thì phải chú ý và vượt qua những cản trở này.
Con người từ lâu luôn không ngừng tìm kiếm "suối nguồn tươi trẻ" mà quên mất rằng chính những điều đơn giản xung quanh mình chính là bí quyết để sống khỏe, sống lâu. Bằng cách duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và đi khám sức khỏe định kỳ, chúng ta có thể kịp thời phát hiện ra một số biểu hiện bất thường của cơ thể để từ đó có hướng xử lý kịp thời.
(Theo Toutiao)
Nhịp sống kinh tế
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"