4 loại đồ gia dụng không hỏng cũng chẳng nên dùng lâu: Có loại mang nguy cơ biến thành "bom nổ chậm"
Cùng kiểm tra xem gia đình bạn có đang sử dụng loại thiết bị gia dụng nào như vậy không.
- 05-03-2024Nghệ sĩ Thanh Điền sắp được phong NSND ở tuổi 77: "Tôi phải làm nghề hơn 60 năm mới nhận kết quả này"
- 05-03-20242 nữ lãnh đạo nhà hát xinh đẹp, tài năng, sắp được phong NSND ở tuổi 48 là ai?
- 05-03-2024Học phí hơn 1 tỷ/4 năm học, bao nhiêu phần trăm sinh viên RMIT tốt nghiệp có việc làm ngay?
Hiện nay trong các gia đình hiện đại, sự xuất hiện của các thiết bị gia dụng, giúp hỗ trợ cuộc sống của con người được đánh giá là rất thiết yếu. Có thể nói, các thiết bị gia dụng xuất hiện ở mọi căn phòng, mọi ngóc ngách trong nhà. Từ phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ hay thậm chí là phòng vệ sinh.
Dù đem lại sự tiện lợi, tuy nhiên không phải món đồ gia dụng nào cũng có thể sử dụng lâu dài. Theo bài viết mới đây được đăng trên trang aboluowang, thậm chí có những món đồ chưa xuất hiện dấu hiệu hỏng hóc, nhưng tốt nhất gười dùng nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng, không nên sử dụng quá lâu mà nên bỏ đi, thay đồ mới khi nhận thấy 1 số dấu hiệu bất thường ở chúng. Dưới đây là danh sách 4 loại thiết bị như thế, cùng kiểm tra xem gia đình bạn có đang sử dụng chúng không.
1. Các thiết bị từ thương hiệu không rõ ràng
Nhiều người thường có thói quen mua những món đồ không có thương hiệu rõ ràng. Bởi những sản phẩm này thương có giá thành rẻ hơn, từ đó tiết kiệm chi phí cho người dùng. Những sản phẩm này trên thực tế không phải loại nào cũng kém chất lượng, không có hiệu quả tốt.
Tuy nhiên, các chuyên gia đều đưa ra nhận định chung là gia đình không nên sử dụng những món đồ này quá lâu. Nguyên nhân được chỉ ra đó là do có giá rẻ hơn, nên nguyên vật liệu hay cả quy trình làm ra những sản phẩm này cũng có thể được cắt giảm. Ví dụ như lớp vỏ cách điện, cách nhiệt hay các chức năng hỗ trợ an toàn cũng không được trang bị đầy đủ. Rất nhiều trường hợp người dùng sử dụng các thiết bị không có nguồn gốc rõ ràng và thiết bị bất ngờ phát nổ hay gây nguy hiểm cho người dùng trong quá trình sử dụng.
Câu chuyện của một cô gái Trung Quốc sau đây là một ví dụ. Cô đặt mua một chiếc máy khử trùng đồ lót bằng tia cực tím trên mạng với giá hơn 200 tệ, được quảng cáo là không khác gì hàng chính hãng. Chỉ sau 3 lần sử dụng, khi cô gái đang sử dụng vào nửa đêm, thiết bị bất ngờ bốc khói. May mắn được phát hiện kịp thời nên không xảy ra hậu quả gì quá nghiêm trọng.
Câu chuyện của một cô gái Trung Quốc, khi thiết bị cô sử dụng không có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (Ảnh aboluowang)
Chính vì vậy, khi quyết định mua những món đồ giá rẻ, không có thương hiệu rõ ràng, người dùng nên cân nhắc thật kỹ. Trong quá trình sử dụng thiết bị, luôn theo dõi sát sao, khi phát hiện ra thiết bị có dấu hiệu bất thường nên ngưng sử dụng và bỏ đi ngay.
2. Các thiết bị đã quá hạn sử dụng
Dù là thiết bị gia dụng giá cao hay giá thấp, chúng cũng đều có hạn sử dụng nhất định. Điều này đã được khẳng định bởi nhiều chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong nghề, hoặc các Hiệp hội về Thiết bị điện, Gia dụng. Ví dụ như theo Hiệp hội Thiết bị Điện Gia Dụng Trung Quốc, tủ lạnh có tuổi thọ trung bình thường là 10-16 năm. Sau thời gian này, ngay cả khi người dùng vẫn có thể sử dụng được song thiết bị sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu như bị rò rỉ nước, phát ra tiếng ồn lớn hay tiêu thụ nhiều điện năng.
Tương tự với máy giặt, tuổi thọ chỉ khoảng 8 năm. Khi "quá hạn sử dụng", máy giặt có thể sẽ bị rung lắc mạnh, phát ra tiếng ồn, thậm chí rò rỉ điện, rò rỉ nước trong quá trình sử dụng, gây bất tiện, mất an toàn cho gia đình. Đối với tất cả các thiết bị khác như bình nóng lạnh, máy hút mùi hay điều hoà không khí... cũng tương tự, có tuổi thọ riêng.
Bởi vậy khi mua và sử dụng một sản phẩm gia dụng, người dùng nên chú ý đến con số hạn sử dụng của thiết bị. Tốt nhất nên hỏi người các đơn vị phân phối, bán hàng để được tư vấn. Khi thiết bị tại nhà đã đạt giới hạn về thời gian sử dụng, không nên tiếp tục sử dụng mà nên trang bị thiết bị mới, hoặc tham gia các chương trình "đổi cũ lấy mới" của các nhà cung cấp.
3. Thiết bị không có chế độ ngắt điện an toàn
Hiện nay, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, một số thiết bị gia dụng, mang chức năng đun nấu thực phẩm hay nước, thường được trang bị tính năng tự ngắt điện an toàn. Cụ thể, khi đạt tới nhiệt độ cao nhất định, hoặc khi nước, thực phẩm đã đun sôi, các thiết bị này sẽ được tự động ngắt điện. Từ đó giảm thiểu tối đa hiện tượng quá nhiệt, dẫn đến chập cháy nguy hiểm.
Vì vậy nếu những thiết bị không có chế độ này, tốt nhất người dùng không nên mua. Hoặc nếu thiết bị trong nhà bạn vốn có, song sau thời gian dài sử dụng, tính năng này không còn hoạt động được nữa, thì không nên dùng thiết bị nữa. Hãy thay bằng 1 thiết bị mới, được trang bị đầy đủ tính năng an toàn.
4. Đồ gia dụng không đạt tiêu chuẩn quốc gia
Mỗi quốc gia lại có bộ tiêu chuẩn riêng dành cho các món đồ gia dụng, thiết bị điện tử. Các tiêu chuẩn này có thể kể tới như tiêu chuẩn về mức tiêu thụ năng lượng, mức độ an toàn, hay mức độ ảnh hưởng đến môi trường. Tất cả các sản phẩm lưu hành trên thị trường, bán cho người tiêu dùng sẽ cần đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc gia này. Ví dụ như ở Việt Nam, vào cuối tháng 5 năm ngoái, Quyết định 14/2023/QĐ-TTg đã ban hành danh mục, lộ trình loại bỏ các thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất thấp.
Hiểu đơn giản, đây là những thiết bị được sản xuất theo công nghệ cũ, ảnh hưởng đến môi trường và tiêu tốn nhiều điện khi sử dụng. Bởi vậy, các sản phẩm nằm trong danh mục này sẽ bị cấm sản xuất, cấm kinh doanh và người dùng cũng không nên mua và tiếp tục sử dụng nữa. Có thể kể tới các loại quạt điện có hiệu suất năng lượng DƯỚI mức TCQG TCVN 7826:2015; máy giặt có hiệu suất năng lượng DƯỚI mức TCQG TCVN 8526:2013; hay bếp từ có hiệu suất năng lượng DƯỚI mức TCQG TCVN 13372:2021...
Mỗi gia đình hay cá nhân người dùng cũng nên kiểm tra kỹ các thiết bị ở nhà mình. Nếu không còn đạt tiêu chuẩn quốc gia nữa thì nên thay bằng sản phẩm mới.
Theo aboluowang
Đời sống Pháp luật