4 loại thực phẩm xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết có thể làm đường huyết tăng vọt, 3 món rất phổ biến hầu như gia đình Việt nào cũng ăn
Để giữ gìn sức khỏe của mình an toàn trong mấy ngày Tết, mọi người nên cảnh giác với 4 loại thực phẩm xuất hiện trên mâm cỗ có thể làm tăng đường huyết.
- 28-01-2022Loại quả được mệnh danh "Nữ hoàng", chứa lượng vitamin C "khủng" gấp hàng chục lần cam, dứa nhưng rất ít người biết mà tận dụng
- 27-01-20225 loại ĐẮNG là “thần dược” giảm đường huyết, kiểm soát tiểu đường đáng kể: Loại đầu tiên rẻ bèo và bán đầy chợ
- 26-01-2022Loại rễ "thần dược" lợi đủ đường mà giá lại rẻ như cho: Hạ đường huyết, thanh nhiệt, giải độc gan, trị ho đều được nhưng 5 đối tượng này phải tránh xa
Chúng ta đã bước vào kì nghỉ Tết Nguyên đán và những mâm cỗ đang chờ đợi trước mắt. Chắc chắn, trong những ngày này bạn có những bữa ăn đầy ắp thức ăn cùng người thân và bạn bè. Tiệc tùng là điều rất vui vẻ, nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường, đó lại là điều khá lo lắng. Bữa tiệc tất yếu không thể tách rời rượu ngon và đồ ăn, thậm chí cả những món ăn có chỉ số đường huyết cao. Lúc này, những người đang bị tiểu đường hoặc được cảnh báo cần chú ý đường huyết càng cần cẩn thận.
Trên mâm cỗ chắc chắn có những món có thể khiến đường huyết tăng vọt. Để giữ gìn sức khỏe của mình an toàn trong mấy ngày Tết, mọi người nên cảnh giác với 4 loại thực phẩm xuất hiện trên mâm cỗ có thể làm tăng đường huyết như sau đây:
1. Thịt chế biến sẵn
Thịt chế biến sẵn có thời hạn sử dụng lâu hơn, hương vị ngon hơn. Đây cũng là món ăn rất phổ biến trong ngày Tết của nhiều gia đình.
Tuy nhiên, hàm lượng muối trong thịt muối rất cao, khi ướp thịt người ta dùng muối theo kg, có thể ăn một đĩa nhỏ sẽ khiến lượng muối ăn vào ngày đó vượt quá tiêu chuẩn. Và thịt đã qua xử lý chứa nhiều chất béo và cholesterol, nếu ăn quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch.
Vì vậy, người bệnh tiểu đường nếu muốn ăn phải kiểm soát, không quá 30g mỗi ngày và tốt nhất nên ăn kèm với các loại rau lá xanh.
2. Rau muối chua
Các loại rau củ muối là thứ không thể thiếu với nhiều người trong ngày Tết, bởi họ thấy ăn kèm với bánh chưng sẽ rất ngon.
Tuy nhiên, các loại rau muối chua thường bị mất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn dễ dẫn đến tăng huyết áp do ăn nhiều muối. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều rau tươi sẽ tốt hơn. Các loại rau muối chua vừa không bổ dưỡng lại dễ làm tăng đường huyết, thật không đáng!
3. Đồ uống có cồn, nước ngọt có ga
Trong một bữa tiệc tối, đồ uống là thứ không thể thiếu, nước giải khát có ga phổ biến nhất.
Dù là đồ uống có ga hay nước hoa quả đều chứa nhiều calo và ít chất dinh dưỡng, không tốt cho việc kiểm soát lượng đường. Ngoài ra, axit cacbonic và caffein có trong nước uống có ga sẽ khiến “bệnh nhân tiểu đường bị mất canxi, gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ xương.
Uống nhiều rượu cũng có thể dẫn đến đường huyết cao, uống lúc đói có thể dẫn đến hạ đường huyết.
4. Trái cây đóng hộp
Trái cây đóng hộp (đóng chai) rất tiện lợi và nhanh chóng. Nó cũng là thực phẩm phổ biến trên bàn ăn ngày Tết. Tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm đóng hộp khác nhau có thể dễ dàng khiến cơ thể con người hấp thụ quá nhiều bisphenol A và các chất dinh dưỡng khác. Điều này sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, nếu bạn muốn ăn trái cây, hãy chọn trái cây tươi có chỉ số đường huyết thấp, chẳng hạn như táo, kiwi, bưởi... và nên ăn tươi.
Nên ăn uống thế nào để kiểm soát lượng đường trong máu tốt nhất
Thực ra, chế độ ăn kiêng của người bệnh tiểu đường không quá phiền phức, chỉ cần tránh một số thực phẩm có thể khiến đường huyết tăng nhanh và ăn nhiều thực phẩm có lợi là có thể kiểm soát đường huyết rồi. Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều thực phẩm sau trong ngày Tết:
1. Ăn nhiều rau quả giàu chất xơ
Chẳng hạn như tảo bẹ, nấm, cần tây, bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải, rau diếp... Đây đều là những thực phẩm giúp hạ đường huyết tốt nhất.
2. Hành tím
Hành tím không chỉ chứa chất kích thích tổng hợp và bài tiết insulin, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường mà còn chứa chất prostaglandin A và axit thiamine có tác dụng làm giãn mạch, điều hòa lipid máu, chống xơ cứng động mạch.
3. Cải bó xôi
Đây là loại rau tốt nhất cho điều trị bệnh tiểu đường và tiêu khát. Tuy nhiên, cải bó xôi chứa nhiều axit oxalic, nấu chung với thực phẩm giàu canxi sẽ dễ tạo thành canxi oxalat không có lợi cho sự hấp thụ của cơ thể và có tác động xấu đến dạ dày và đường ruột.
4. Đậu lăng
Đậu lăng giàu cellulose hòa tan, có tác dụng hạ đường huyết. Đậu lăng nấu với 30 - 50 gam lá đinh lăng, ngày 1 lần có tác dụng tốt đối với người bị tiểu đường, rối loạn mỡ máu .
5. Dưa chuột
Dưa chuột chỉ chứa 1,6% đường, là loại thực phẩm thường được dùng thay thế thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, axit propanedioic trong dưa chuột có thể ức chế quá trình chuyển đổi carbohydrate thành chất béo trong cơ thể con người.
Pháp luật & Bạn đọc
- Người phụ nữ 52 tuổi qua đời vì bệnh tiểu đường, bác sĩ than thở: Không muốn đường huyết tăng vọt cần tránh những loại rau củ quả này
- Tiểu đường 'rất sợ' bài tập này, ai làm được 21 phút mỗi ngày thì xin chúc mừng
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều
- 4 loại thực phẩm tiểu đường rất 'thích', ai luôn để sẵn trong bếp thì hãy dè chừng
- Cô gái trẻ nhập viện vì biến chứng tiểu đường: Nguy cơ đến từ một món ăn không có vị ngọt