4 sai sót trong tập thể dục có thể khiến thói quen tốt trở nên xấu đến không ngờ, phản tác dụng gây suy giảm thể lực mà cần chú ý ngay
Không chỉ người trung niên, người lớn tuổi mà cả đại bộ phận người trẻ đều cần có những chú ý cần biết trong quá trình tập thể dục để “làm ít bổ nhiều”, tránh gây phản tác dụng.
- 19-08-2021Từ Thung lũng Silicon tới Trung Quốc, các ông trùm công nghệ ngày càng đam mê "quần jeans" chứ không phải những bộ vest được may đo hoàn hảo
- 18-08-2021Sau khi rầm rộ tẩy chay Adidas vì sự cố bông Tân Cương, người Trung Quốc thay đổi thói quen mua đồ hiệu như thế nào?
- 17-08-20215 thói quen đẩy nhanh quá trình mắc bệnh tim mạch mà nhiều người thực hiện hàng ngày, bác sĩ khuyến cáo cần giải quyết ngay
4 sai lầm phổ biến nhất hay gặp trong tập luyện
1. Tập càng nhiều càng tốt
Huấn luyện viên thể hình chuyên nghiệp Emily Hutchins cho biết rằng: Cơ thể con người cần có 24 - 72 tiếng đồng hồ để hồi phục sau quá trình tập luyện. Khi mà cơ thể chưa sẵn sàng, việc liên tục tập thể dục ở cường độ cao có thể khiến chấn thương rất dễ xảy ra. Vì thế, bạn nên xây dựng một thời khoá biểu hợp lý, có ngày nghỉ giãn cách để hồi sức.
Thời lượng tập cũng không phải “càng lâu càng tốt” như mọi người vẫn nghĩ. Nhiều trường hợp tập luyện 1 tiếng không đạt được nhiều tác dụng như người tập trong 30 phút. Nguyên nhân chính nằm ở chất lượng buổi tập. Khi bạn tập đúng cách và hết mình thì bạn vẫn có thể đạt hiệu quả chỉ trong một khoảng thời gian vừa đủ.
2. Tập càng nặng thì hiệu quả càng nhanh
Hầu như ai cũng muốn nhanh chóng nhận được kết quả khi mới bắt đầu tập luyện, vì thế, họ thường lựa chọn những bài tập thật nặng. Tuy nhiên, trong quá trình tập thể dục thể thao, cường độ quá cao sẽ gia tăng nguy cơ bị chấn thương. Các bộ phận thường xuyên chịu tổn thương khi tập luyện quá cường độ là khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng và thắt lưng…
Tập thể dục phải vừa sức và thích hợp với bản thân để không bị phản tác dụng. Ảnh: SHUTTERSTOCK
3. Dậy thật sớm để tập thể dục là tốt nhất
Thời điểm mới ngủ dậy là lúc thân nhiệt của chúng ta thấp nhất, khiến cho cơ bắp căng cứng. Tập luyện vào thời điểm này cũng gia tăng khả năng chấn thương. Đồng thời, khả năng hô hấp cũng có thể bị ảnh hưởng khi mà cơ thể không được cung cấp đủ oxy.
Ngoài ra, với nhóm người bị tăng huyết áp hoặc có bệnh tim mạch nói chung, việc cố ép bản thân dậy sớm để tập luyện đôi khi cũng gây nguy hại tới sức khỏe. Nếu cơ thể không thể thích ứng với môi trường khí hậu thì nguy cơ đau tim đột quỵ vẫn có thể xảy ra.
4. Không ăn gì sau khi tập luyện để giảm cân
Nhiều người tìm tới thể dục thể thao để có được thân hình thon gọn như người mẫu, diễn viên trên truyền hình. Do đó, họ còn cố gắng giảm khẩu phần ăn uống, ép bản thân không nạp thêm năng lượng vào cơ thể với hi vọng “đốt mỡ” nhiều hơn.
Tuy nhiên, tập thể dục chỉ có thể đem tới cho bạn một thân hình săn chắc, khỏe mạnh và có tỷ lệ mỡ hợp lý hơn chứ không thể thay đổi hoàn toàn hình thể của một người. Đây là vấn đề phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền.
Bên cạnh đó, cơ bắp cũng cần được chữa lành sau quá trình tập luyện. Bạn nên bổ sung thêm protein và một ít carbohydrates (trái cây, sữa hoặc thịt) không quá 30 phút sau khi tập để hồi phục mức glycogen, cung cấp thêm năng lượng và tránh kiệt sức.
Bí quyết đan xen tập thể dục với nghỉ ngơi để đem lại hiệu quả bền vững cho sức khỏe:
1 giấc ngủ trưa ngắn trong 20 phút - để trái tim khỏe mạnh
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một giấc ngủ ngắn sau bữa ăn trưa là một biện pháp tốt để cải thiện năng suất lao động của mọi người. Thói quen này sẽ giúp tư duy mạch lạc và tinh thần phấn chấn hơn.
Đặc biệt, điều này còn giúp cải thiện hoạt động của tim. Khoa học hiện đại đã chỉ ra, thói quen này sẽ giúp giảm 37% xác suất đột quỵ, các cơn đau tim, nhồi máu cơ tim và các bệnh khác liên quan đến hệ tim mạch.
Thư giãn nhâm nhi tách trà nóng - để tăng cường chức năng não bộ
Đại học Quốc gia Singapore từng có cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, những người uống trà thường xuyên có vùng não được tổ chức tốt hơn. Chúng giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường trí nhớ và chống lão hóa do tuổi tác ở não.
Nằm tắm nắng - để củng cố hệ miễn dịch
Mỗi lần tắm nắng nên kéo dài từ 15 - 20 phút, vào trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Đây là cách cơ bản để cơ thể bổ sung vitamin D tự nhiên.
Vitamin D không chỉ giúp xương khỏe mạnh mà còn góp phần giúp cơ thể “chiến đấu” lại vi khuẩn. Đó cũng là lý do mà chúng ta tăng tính nhạy cảm với nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp khi cơ thể thiếu hụt vitamin D.
Ngồi thiền - để giảm căng thẳng, lo âu, giúp tinh thần khỏe mạnh
Các nghiên cứu của Trường Y Harvard và Đại học Bang Massachusetts, Hoa Kỳ cho thấy, phương pháp ngồi thiền là cách dễ nhất để giảm căng thẳng. Để tâm trí đi lạc và chỉ tập trung vào hơi thở của mình sẽ giúp tinh thần hoàn toàn nghỉ ngơi, thoát khỏi áp lực và muộn phiền trong lòng.
Thông qua biện pháp này, khả năng hồi phục của cơ thể tăng cao. Đồng thời, nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và nhiều bệnh nguy hiểm khác cũng được giảm đáng kể.
*Theo Aboluowang