4 thực phẩm phổ biến nhưng không ngờ lại là "đồng phạm" của việc tăng axit uric trong máu, bác sĩ khuyên nên "bịt mồm bịt miệng"
Lượng axit uric trong máu tăng cao gây nên bệnh gout, vì vậy bạn hãy kiểm soát nguồn thực phẩm ngay từ bây giờ.
- 26-08-2020Dưa chuột rất giàu chất dinh dưỡng nhưng khi ăn không nên ăn cùng những thực phẩm này để tránh hại thân
- 26-08-20207 thực phẩm có tác dụng "hút bớt" mỡ thừa một cách tự nhiên: Hãy tận dụng để ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường và giảm cân nhanh trông thấy
- 24-08-2020Chúng ta là tất cả những gì chúng ta ăn: Người khôn ngoan biết dùng 10 thực phẩm thay thế này để ăn lành mạnh, nhiều mà không lo "thừa mỡ"
Chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao nhưng đồng thời cũng nảy sinh vô vàn những vấn đề mới về sức khỏe. Cuộc sống đầy đủ, nguồn dinh dưỡng được chú trọng quá mức, chế độ ăn uống vô độ... khiến cơ thể dung nạp nhiều chất không cần thiết, lâu dần trở thành gánh nặng cho các cơ quan trong cơ thể dẫn đến các loại bệnh tật nguy hiểm.
Axit uric trong máu cao không phải một căn bệnh, nhưng nếu nồng độ axit uric vượt quá mức an toàn sẽ làm tăng nguy cơ lắng đọng ở một số tổ chức và cơ quan dưới dạng tinh thể, đặc biệt là ở khớp và gây ra bệnh gout . Lượng axit uric càng cao, nguy cơ mắc bệnh gout càng cao.
Việc đề phòng nguy cơ tăng hàm lượng axit uric là một điều vô cùng quan trọng. Vì axit uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa purin, nên để khống chế hàm lượng axit uric chúng ta cần kiểm soát lượng purin đưa vào trong cơ thể.
Thông thường những thực phẩm dưới đây đều có chứa hàm lượng purin cao, các chuyên gia y tế khuyên những đối tượng có chỉ số uric cao nên thận trọng với những thực phẩm này:
1. Nội tạng động vật
Theo kết quả nghiên cứu, nội tạng động vật là thực phẩm giàu chất béo và có chứa hàm lượng purin cao. Để ngăn ngừa sự gia tăng của axit uric gây ra bệnh gout, các chuyên gia khuyến cáo những người có axit uric trong cơ thể cao hơn chỉ số bình thường nên cực kỳ thận trọng trong việc ăn nội tạng động vật.
Nội tạng động vật là thực phẩm giàu chất béo và có chứa hàm lượng purin cao.
Ngoài ra các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt lợn... cũng chứa một lượng lớn purin cần được kiểm soát lượng ăn hằng ngày.
2. Bia
Nghiên cứu của các chuyên gia đã cho thấy rằng, hàm lượng purin trong bia tương đối cao và đây là một trong những loại thức uống mà những người có hàm lượng axit uric cao cần tránh.
Hàm lượng purin trong bia tương đối cao và đây là một trong những loại thức uống mà những người có hàm lượng axit uric cao cần tránh.
Trong bia có chứa một lượng cồn nhất định, lượng cồn này sau khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành một lượng axit lactic. Khi hàm lượng axit lactic quá cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước tiểu khiến axit uric không được đào thải ra khỏi cơ thể kịp thời dẫn đến hình thành các tinh thể axit uric gây gánh nặng cho thận. Từ đó gây nguy hại cho sức khỏe cơ thể.
3. Cải bó xôi
Trong cải bó xôi ( rau bina ) có chứa hàm lượng sắt và canxi cao, dễ làm tăng lượng axit uric trong cơ thể. Do đó thực phẩm này cũng không dành cho những người có hàm lượng axit uric cao.
Trong cải bó xôi (rau bina) có chứa hàm lượng sắt và canxi cao dễ làm tăng lượng axit uric trong cơ thể.
Ngoài ra trong rau bina còn có một lượng axit oxalic rất cao, nếu ăn quá nhiều loại rau này cũng làm giảm quá trình đào thải axit uric ra ngoài, dẫn đến hiện tượng tích tụ axit uric trong cơ thể. Người có sức khoẻ bình thường cũng không nên ăn quá nhiều loại rau này.
4. Hải sản
Nghiên cứu cho thấy, các loại hải sản như tảo bẹ, rong biển, cua ghẹ... có chứa một lượng purin cao, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng axit uric trong cơ thể.
Mặc dù hải sản có mùi vị thơm ngon hấp dẫn, giàu dinh dưỡng nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tích tụ axit uric.
Mặc dù hải sản có mùi vị thơm ngon hấp dẫn, giàu dinh dưỡng nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ tích tụ axit uric, do đó chúng ta không nên ăn quá nhiều. Đối với nhóm người có axit uric cao càng cần thận trọng hơn để ngăn ngừa bệnh gout và các bệnh nghiêm trọng khác như nhiễm độc niệu do hàm lượng axit uric tăng quá cao.
Cuối cùng, nếu bạn thuộc nhóm người có hàm lượng axit uric cao, bạn nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ và nghe theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh những hậu quả xấu.
Theo Sohu, Baijiadao
Theo Phượng Nguyễn