4 "kẻ thù" của người bệnh tiểu đường, TUYỆT ĐỐI TRÁNH vào buổi sáng nếu không muốn đường huyết mất kiểm soát, bổ sung 3 thứ này để "bình ổn" sức khỏe
Buổi sáng thức dậy là thời điểm lượng đường trong máu dao động nhiều nhất. Xây dựng thói quen lành mạnh vào sáng sớm giúp kiểm soát lượng đường trong máu cả một ngày.
- 18-12-2021Chồng hút thuốc, vợ ung thư phổi: Nguyên nhân nằm ở 4 ĐỘC CHẤT đáng sợ mà chúng ta vẫn sống chung mỗi ngày, nguy hại không kém gì khói thuốc
- 17-12-2021Có 1 loại rau từng bị xem như cỏ dại không ai thèm ăn, ngày nay lại hóa thuốc quý hỗ trợ điều trị tiểu đường, thậm chí ngừa ung thư
- 03-12-20213 dấu hiệu BÁO ĐỘNG ĐỎ người bị tiểu đường cần chú ý: Cơ thể đã đi vào giai đoạn "sa sút", biểu hiện thứ 3 rất nhiều người bỏ qua để rồi hối không kịp
Với người mắc bệnh tiểu đường, nhiệm vụ quan trọng nhất mỗi ngày là kiểm soát đường huyết. Vì nếu người bệnh không chú ý, chế độ ăn uống mất kiểm soát có thể dẫn đến đường máu tăng cao, hoặc gây ra một loạt các biến chứng. Buổi sáng thức dậy là thời điểm lượng đường trong máu dao động nhiều nhất. Xây dựng thói quen lành mạnh vào sáng sớm giúp kiểm soát lượng đường trong máu cả một ngày.
Sáng thức dậy, người bệnh không nên làm 4 việc dưới đây
1. Dậy sớm thể dục
Nhiều người bệnh có thói quen tập thể dục buổi sớm khi bụng trống rỗng. Thói quen này rất có hại cho sức khỏe.
Tập thể dục khi bụng rỗng sẽ làm lượng đường trong máu giảm nhanh, dẫn đến các bệnh tim mạch và mạch máu não. Bên cạnh đó, nhiệt độ buổi sáng sớm thấp, tập thể dục dễ xảy ra chuyện ngoài ý muốn về tim và não.
Ảnh: Internet
Bác sĩ kiến nghị, trước khi tập thể dục vào lúc mặt trời mọc, chúng ta nên uống một ly nước ấm, ăn một ít đồ ăn thanh đạm; trước khi bắt đầu vận động nên khởi động thật kỹ.
2. Không ăn sáng
Người trẻ tuổi thường có thói quen không ăn sáng, nhưng bỏ bữa sáng lâu ngày gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh dạ dày, sỏi thận, hạ đường huyết,…
Người trẻ hoặc những người sức khỏe tốt vẫn có thể chịu được do sức đề kháng cao. Nhưng người bệnh tiểu đường không ăn sáng sẽ rất nguy hiểm. Không ăn sáng gây rối loạn nội tiết, tổn thương insulin nghiêm trọng, làm đường máu dao động thất thường, không theo quy luật. Bỏ bữa sáng còn làm giảm khả năng cải thiện trí nhớ của tế bào β (tế bào tiết ra insulin trong tuyến tụy).
Khi chúng ta không ăn sáng, tế bào β phải đợi đến sau bữa trưa mới được phục hồi, như vậy sẽ làm insulin phản ứng chậm và làm tăng đường máu trong cả ngày.
Một số người không ăn sáng, chỉ uống thuốc giảm đường máu còn nguy hiểm hơn, dễ làm đường máu hạ quá mức, tổn hại đến sức khỏe.
3. Gội dầu buổi sáng
Người mắc bệnh tiểu đường gội đầu buổi sáng dễ gây ra các bệnh về tim mạch và mạch máu não. Người bệnh dễ đau đầu, trúng gió,… Tắm rửa buổi sáng cũng rất có hại cho sức khỏe, làm cơ thể mệt mỏi và đau nhức, đầu, cổ cứng nhắc; làm xuất hiện các biến chứng của bệnh tiểu đường như đau khớp.
Vì vậy, người bệnh nên chú ý không gội đầu, tắm rửa vào buổi sáng.
4. Bữa sáng ăn thực phẩm nhiều đường
Người mắc bệnh tiểu đường nên tránh ăn đồ ngọt chứa lượng đường cao vào buổi sáng. Nếu ăn nhiều đường cùng một lúc, đường máu sẽ tăng nhanh.
Người bệnh không nên ăn chuối chín, bánh gato, sữa có đường, đồ uống giàu năng lượng,…vào bữa ăn.
Ảnh: Internet
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì vào bữa sáng?
1. Trứng gà
Trứng gà là “khách quen” trên bàn ăn của chúng ta, đặc biệt phù hợp với người không có nhiều thời gian nấu ăn. Một quả trứng gà to đã luộc chín chứa khoảng 6 gam protein. Người mắc bệnh tiểu đường ăn trứng gà mỗi ngày có thể làm giảm lượng mỡ và BMI mà không làm gia tăng huyết sắc tố A1c(HbA1c).
Trứng gà luộc và trứng gà rán là hai lựa chọn hoàn hảo cho bữa sáng.
2. Yến mạch
Yến mạch có nhiều chất xơ, có thể làm chậm sự hấp thu đường máu, dễ tiêu hóa, tạo cảm giác no bụng cho người bệnh. Một bát yến mạch nấu chín chứa gần 5.5 gam protein. Chúng ta có thể lựa chọn yến mạch cho một bữa sáng dinh dưỡng. Để tăng thêm hương vị, chúng ta có thể ăn kèm bột quế hoặc hoa quả cho yến mạch ngọt hơn, tránh dùng mật ong và đường chưa kết tinh.
Ảnh: Marrybaby
3. Sữa và các sản phẩm làm từ sữa
Một bữa sáng chủ yếu là protein có thể kiểm soát độ thèm ăn và lượng đường máu suốt một ngày. Sữa là một lựa chọn rất tốt. Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa đến 20% protein. Người mắc bệnh tiểu đường nên dùng sữa cho bữa sáng để duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Bữa sáng rất quan trọng đối với sức khỏe mỗi người và cần đặc biệt chú trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường. Trứng gà, yến mạch, sữa ít đường là sự lựa chọn lành mạnh cho bữa sáng. Ngoài ra, người bệnh không nên tập thể dục sáng sớm khi bụng rỗng, không tắm rửa gội đầu buổi sáng để tránh gây ra các biến chứng và sự việc không mong muốn.
Trí Thức Trẻ
- Ăn thứ này đầu tiên trong bữa cơm mỗi ngày, người đàn ông tiểu đường nhận kết quả bất ngờ
- Cơ thể xuất hiện 3 triệu chứng này, hãy lập tức nghĩ đến tiểu đường
- Người phụ nữ 52 tuổi qua đời vì bệnh tiểu đường, bác sĩ than thở: Không muốn đường huyết tăng vọt cần tránh những loại rau củ quả này
- Tiểu đường 'rất sợ' bài tập này, ai làm được 21 phút mỗi ngày thì xin chúc mừng
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều