MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 hành vi có vẻ lành mạnh, nhưng thực tế là "thủ phạm" làm tăng lượng đường trong máu

23-09-2020 - 16:21 PM | Sống

Kiểm soát đường huyết rất quan trọng bởi trước tiên, con người cảm thấy khỏe khoắn hơn khi đường huyết nằm trong phạm vi an toàn, không mắc bệnh tiểu đường, đồng thời còn tránh được những loại bệnh nguy hiểm.

Với sự phát triển của xã hội, những năm gần đây tình trạng tăng đường huyết không còn chỉ dành riêng cho người trung niên và cao tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ tuổi ngày càng tăng. Bệnh tiểu đường không chỉ gây hại đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, kiến nghị mọi người cần có những thói quen lành mạnh để không làm tăng lượng đường trong máu .

5 hành vi dưới đây có vẻ lành mạnh, nhưng thực tế là "thủ phạm" làm tăng lượng đường trong máu.

1. Ăn ngũ cốc trong thời gian dài

5 hành vi có vẻ lành mạnh, nhưng thực tế là thủ phạm làm tăng lượng đường trong máu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Hàm lượng carbohydrate và tinh bột trong ngũ cốc mịn cũng khá nhiều, nếu ăn thời gian dài có thể làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể, thậm chí gây béo phì quá mức. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn một số loại ngũ cốc thô một cách thích hợp, bởi chúng có thể kiểm soát lượng đường trong máu và thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa.

Một số người sẽ bỏ ngũ cốc mịn và ăn ngũ cốc thô trong thời gian dài cũng không tốt cho sức khỏe. Vì thành phần dinh dưỡng trong ngũ cốc thô khá đơn giản, nếu ăn nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng , khả năng tiết insulin không đủ dẫn, cũng là thủ phạm khiến tăng lượng đường trong máu.

2. Ăn trái cây sau bữa ăn

5 hành vi có vẻ lành mạnh, nhưng thực tế là thủ phạm làm tăng lượng đường trong máu - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trong cuộc sống hàng ngày, hầu hết mọi người sẽ chọn trái cây sau bữa ăn, nhưng cách đúng là sau bữa ăn 1 tiếng mới được ăn trái cây, thay vì ăn trái cây ngay sau khi ăn no. Trái cây chứa nhiều nước làm pha loãng axit dịch vị và dịch tụy, do đó làm giảm nồng độ dịch vị và dịch tụy, gây tăng gánh nặng tiêu hóa của ruột và dạ dày.

Đồng thời, trái cây chứa nhiều đường fructose, nếu ăn trái cây ngay sau bữa ăn sẽ dễ dẫn đến lượng đường huyết trong cơ thể tăng nhanh.

3. Tiêu thụ quá nhiều các loại hạt

5 hành vi có vẻ lành mạnh, nhưng thực tế là thủ phạm làm tăng lượng đường trong máu - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Mùi vị của các loại hạt tương đối ngon, hơn nữa giá trị dinh dưỡng cao, chẳng hạn các loại hạt chứa các nguyên tố vi lượng như kẽm, selen, mangan, axit béo không bão hòa, protein và axit amin, tất cả đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp ích cho sức khỏe con người.

Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe và hấp thụ tốt chất dinh dưỡng trong các loại hạt, kiến nghị mọi người nên ăn với lượng thích hợp. Nếu ăn quá nhiều mỗi ngày, thậm chí ăn với cơm (như đậu phộng) sẽ khiến cơ thể tiêu thụ quá nhiều chất béo, làm tăng gánh nặng lên mạch máu, gây bất lợi cho việc cân bằng lượng đường trong máu.

4. Thường xuyên uống trà đặc

5 hành vi có vẻ lành mạnh, nhưng thực tế là thủ phạm làm tăng lượng đường trong máu - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Hiện nay, từ người cao tuổi đển người trẻ đều có sở thích uống trà, đặc biệt là trà đặc. Tuy nhiên uống trà đặc trong thời gian dài cũng sẽ gây hại cho sức khỏe. Vì trong trà có chứa chất cafein có tác dụng làm tăng đường huyết, đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường không được uống trà.

Những người khỏe mạnh không nên uống trà đặc sau bữa ăn, vì lượng đường trong máu của cơ thể sau bữa ăn cao, và uống quá nhiều trà đặc sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, chất theophylline có trong trà sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, thời gian dài sẽ gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

5. Rau xào

5 hành vi có vẻ lành mạnh, nhưng thực tế là thủ phạm làm tăng lượng đường trong máu - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Mọi người đều biết rằng ăn rau thường xuyên rất có ích cho sức khỏe con người, bởi vì trong rau xanh rất giàu protein, chất xơ và các nguyên tố vi lượng khác nhau. Nó không chỉ có thể thúc đẩy tiêu hóa và hấp thụ mà còn đáp ứng nhu cầu chức năng của con người. Ở góc độ bảo vệ sức khỏe, thì ăn rau luộc hoặc hấp sẽ rất có lợi, nhưng nếu cho quá nhiều dầu hoặc các loại thịt vào xào với rau, mặc dù có thể cải thiện hương vị và khiến món ăn ngon miệng hơn, nhưng chúng cũng có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Tóm lại, 5 thói quen sống có vẻ lành mạnh trên đây thực chất lại ẩn chứa những khủng hoảng nhất định, mong mọi người hiểu và sửa những thói quen ăn uống sai lầm này.

Chỉ khi lượng đường trong máu được kiểm soát trong một phạm vi hợp lý thì nó mới có thể cung cấp cho cơ thể con người một nguồn năng lượng và sức sống ổn định. Chỉ bằng cách này, máu không bị tắc nghẽn, không gây ra các bệnh về tim mạch và mạch máu não khác nhau như máu đặc và mạch máu yếu trong cơ thể.

Nguồn Sohu

Theo Hà Vũ

Pháp luật và bạn đọc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên