5 hành vi tưởng chừng như thông minh nhưng thực chất lại khiến quý nhân và vận may tránh xa!
Mối quan hệ giữa con người với nhau không phụ thuộc vào việc nó vồn vã tới đâu, nó phụ thuộc vào việc mối quan hệ có đủ thoải mái và lâu dài hay không.
- 18-12-2023Một con giáp "dễ bắt được vàng" trong năm 2024: Gặp được quý nhân, thần tài phù trợ trọn năm, vận số dễ phát tài
- 15-12-2023Tử vi tuần mới (18/12 - 24/12): Top 5 con giáp thu nhập dồi dào, được quý nhân giúp đỡ trong công việc
- 13-12-2023Vận mệnh 12 con giáp năm 2024: Dậu đón giàu có, Tuất gặp quý nhân, Hợi sáng tạo không ngừng
Mọi điều một người nói và làm đều một phần nào đó tiết lộ về bản thân anh ta cũng như tạo ra ảnh hưởng đến ấn tượng cũng như đánh giá của người khác về họ.
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ gặp vô số kiểu người.
Một số người cho rằng bản thân rất được quý mến nhưng thực tế họ không biết rằng bản thân thường vô thức động chạm tới người khác, khiến mọi người né tránh mà không hề hay biết.
Dưới đây là 5 hành vi trông có vẻ thông minh nhưng tôi hy vọng bạn không có bất kỳ hành vi nào trong số đó.
Tính toán vì những chuyện nhỏ nhặt
Liệu xung quanh bạn có những người luôn tính toán với những điều rất vụn vặt, không khoan dung và thậm chí nổi giận với người khác chỉ vì những điều đó?
Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, những điều nhỏ nhặt không ảnh hưởng đến kết quả chung, nhưng việc không tha thứ cho những việc vụn vặt thường khiến mọi người cho rằng bạn là người nhạy cảm và khó hòa đồng.
Hãy gác lại những điều vụn vặt, việc đối mặt với mọi khó khăn trong cuộc sống bằng thái độ bao dung, rộng lượng sẽ giúp bạn vượt qua chúng dễ dàng hơn.
Một thái độ ôn hòa, lạc quan chính là vũ khí thần kỳ để chiến thắng trong cuộc sống, nó đồng thời cũng có thể khiến bản thân và những người xung quanh cảm thấy thoải mái, thư thái.
Tha thứ là liều thuốc tốt nhất để chữa lành vết thương, nếu bạn luôn tức giận vì những điều vụn vặt trong cuộc sống, vậy thì cuộc sống của bạn sẽ không thể có niềm vui.
Tranh luận tới cùng
Trong cuộc sống, có một kiểu người luôn muốn tranh luận với người khác tới cùng.
Trong mọi cuộc nói chuyện, mọi chủ đề, họ luôn muốn chứng minh rằng bản thân là đúng và người khác là sai. Họ tranh luận với mục đích là để tranh luận thay vì bày tỏ quan điểm, thậm chí còn tấn công người khác bằng những lời lẽ gay gắt.
Tranh thắng thua tới cùng không mang lại bất cứ lợi ích thiết thực nào, ngược lại sẽ khiến mọi người cho rằng bạn quá tự cho mình là đúng và không biết tôn trọng người khác.
Mỗi người đều có chính kiến, quan điểm riêng, chúng ta không thể ép người khác chấp nhận ý kiến của mình chứ đừng nói đến việc chứng minh mình đúng bằng cách công kích người khác.
Những người thực sự thông minh luôn biết cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
Họ sẽ bày tỏ quan điểm của mình một cách bình tĩnh và lý trí, để người khác cảm nhận được sự chân thành và thiện chí của họ.
Luôn nhắc công lao của bản thân sau khi giúp đỡ người khác
Một số người có thói quen không ngừng đề cập đến công lao của bản thân và nhấn mạnh những đóng góp của họ sau khi giúp đỡ người khác, để được người khác ghi nhận và khen ngợi.
Trong giao tiếp giữa các cá nhân, việc giúp đỡ lẫn nhau là điều tất yếu.
Hãy đối xử với người khác bằng sự chân thành và người khác sẽ đáp lại bạn với sự lịch sự. Giúp đỡ người khác vì sự chân thành và tử tế, không phải vì mục đích nhận được sự khen thưởng hay sự công nhận từ người khác.
Một người tự nguyện bỏ ra, không để ý tới cái nhìn của người khác mới thực sự là người ân cần và tốt bụng.
Họ cũng sẽ chú ý đến nhu cầu và cảm xúc của người khác, đồng thời giúp đỡ, hỗ trợ người khác mà không khiến mọi người cảm thấy bị áp lực hay bị kiểm soát.
Hành động tử tế nhất là giúp đỡ người khác trong khi vẫn để lại cho người khác lòng tự trọng và thể diện.
Thích chỉ đạo người khác
Tiểu thuyết gia người Anh, Charles John Huffam Dickens, đã nói: "Phép lịch sự tốt nhất chính là không can thiệp vào việc của người khác".
Trong cuộc sống, luôn có những người thích chỉ trích công việc, cuộc sống của người khác, cho rằng mình có đủ kinh nghiệm và khả năng hướng dẫn người khác, thậm chí can thiệp vào quá trình ra quyết định của người khác.
Trên thực tế, mỗi người đều có cách sống và cách làm việc riêng, chúng ta khó có thể xem xét vấn đề từ góc độ của các bên liên quan.
Người có văn hóa thực sự không bao giờ áp đặt ý kiến chủ quan của mình lên người khác, không dùng mức sống của mình để đánh giá cuộc sống của người khác, không dùng giá trị của bản thân để đo lường định hướng giá trị của người khác.
Tôn trọng tính cách và lựa chọn của người khác, đồng thời không can thiệp vào chuyện riêng tư của những người xung quanh không chỉ giúp mối quan hệ của bạn trở nên lành mạnh hơn mà còn giúp bản thân tránh khỏi một số rắc rối.
Thói quen từ chối những điều thiện chí
Một số người luôn có thói quen từ chối lòng tốt của người khác, không muốn nợ ân tình của người khác, thậm chí còn cho rằng chỉ những người không đủ năng lực mới cần tới sự giúp đỡ.
Vì vậy, họ thường từ chối sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác và luôn tỏ ra rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, thói quen từ chối lòng tốt của người khác không chỉ khiến người khác cảm thấy ngượng ngùng, khó xử mà còn khiến bản thân đánh mất nhiều cơ hội và nguồn lực.
Hòa đồng với người khác và giúp đỡ lẫn nhau cũng là một loại giao tiếp.
Từ chối sự giúp đỡ từ người khác không chỉ khiến bạn gặp rắc rối mà còn cô lập bạn khỏi các mối quan hệ và thậm chí khiến bạn đánh mất đi cơ hội thể hiện bản thân.
Chấp nhận lòng tốt của người khác, dám nợ ơn và biết cách đền đáp không chỉ giúp chúng ta đối mặt với cuộc sống và giải quyết vấn đề tốt hơn mà còn cho phép chúng ta thiết lập tốt hơn các mối quan hệ tin cậy và hợp tác lẫn nhau với người khác.
Mối quan hệ giữa con người với nhau không phụ thuộc vào việc nó vồn vã ra sao, nó phụ thuộc vào việc mối quan hệ có đủ thoải mái và lâu dài hay không.
Để đánh giá một người có đáng để kết giao hay không, không quan trọng là người đó có học vấn cao hay năng lực giỏi, mà quan trọng nhất là người đó có khiến bạn cảm thấy thoải mái khi ở cùng hay không.
Những người như vậy hiểu sở thích và thói quen của chúng ta, tôn trọng ý kiến và quyết định của chúng ta, đồng thời sẵn sàng chia sẻ cuộc sống và cảm xúc của họ với chúng ta.
Đằng sau một mối quan hệ thoải mái, là sự tử tế và tôn trọng lẫn nhau.
Đời sống & pháp luật