5 nhóm thực phẩm trẻ cần tránh trong 24-48 giờ sau khi đeo niềng răng
Sau khi niềng răng, chuyên gia khuyên tránh dùng 5 nhóm thực phẩm này càng nhiều càng tốt. Đặc biệt trong khung giờ 24-48 giờ sau niềng răng thì nên tránh hoàn toàn.
- 24-03-2023Tự ti suốt 27 năm, bà mẹ 2 con quyết tâm chi 30 triệu niềng răng, kết quả sau 18 tháng gây bất ngờ
- 20-03-2023Từng có thời điểm “niềng răng thời trang” trở thành cơn sốt ở Đông Nam Á, nhưng hậu quả nghiêm trọng đến mức một quốc gia phải ban lệnh cấm
- 17-03-2023Dân công sở không muốn nằm ngoài mốt niềng răng dù phải mang theo "tinh thần thép" ở môi trường tập thể, lẫn cảnh chen chân ở toilet giờ nghỉ trưa
BS Nguyễn Thị Hải (chuyên khoa Răng Hàm Mặt, làm việc tại Hà Nội) chia sẻ, sau khi mang niềng răng, miệng của bé thường bị đau nhiều nhất từ 24-48 giờ. Trong khoảng thời gian này, việc ăn thức ăn cứng sẽ làm con đau hơn bình thường. Nhiều trẻ không được điều chỉnh ăn uống kịp thời có thể sinh tâm lý sợ hãi, chán ghét niềng răng. Điều này thậm chí khiến trẻ từ chối hợp tác chỉnh nha sớm.
"Trong khi chỉnh nha, do răng và xương hàm dịch chuyển nên trẻ có thể có cảm giác đau mỏi hàm. Điều này khiến trẻ khó khăn trong việc nhai thức ăn", BS Hải nói.
Phụ huynh nên cho trẻ dùng thức ăn mềm và cần hết sức chú ý lựa chọn những thức ăn lỏng, nghiền nhỏ để xua tan cơn đói cho con. Đồng thời bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển đầy đủ, thúc đẩy sự phát triển hoàn thiện của xương hàm. Cha mẹ cũng chú ý không để con bị áp lực tâm lý trong cả quá trình niềng răng.
Sau khi niềng răng, chuyên gia khuyên tránh dùng 5 nhóm thực phẩm này càng nhiều càng tốt. Đặc biệt trong khung giờ 24-48 giờ sau niềng răng thì nên tránh hoàn toàn.
1. Thực phẩm cứng
Những loại thực phẩm cứng có thể làm cong niềng răng và nới lỏng khung niềng. Do đó, mẹ nên tránh cho con ăn những món này. Tốt nhất, bố mẹ nên làm mềm các món ăn để con vừa dễ ăn mà không lo ảnh hưởng đến khung niềng.
2. Thực phẩm có độ dính
Những loại kẹo cao su, kẹo dẻo, mứt dẻo... có độ dính cao. Bánh nếp, bánh dày, xôi chiên cũng cần tránh. Vì khi ăn những món này, nguy cơ đồ ăn bị dính lại tại các mắc cài là điều khó tránh khỏi. Thậm chí, nhiều trường hợp mắc cài còn dính vào thức ăn và dễ dàng bung ra khỏi mặt răng.
Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hành trình niềng răng của trẻ nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý.
3. Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh như lẩu, kem, đá viên, thức uống lạnh... có thể làm ê buốt, đau nhức răng. Vào thời điểm mới niềng răng như lúc này, răng đang chịu lực kéo của khí cụ nên chân răng rất yếu, không còn chắc khỏe như trước. Không nên sử dụng những thực phẩm này để tránh gây hại răng của trẻ.
4. Thực phẩm dai, giòn
Thực phẩm dai, giòn, phải dùng lực cắn mạnh như da, gân bò, cánh gà, lườn gà vì có thể mắc vào kẽ răng. Các loại hạt giòn như lạc, hạt điều và hạnh nhân cũng khiến hàm răng đang yếu ớt chịu thêm áp lực.
Chưa kể, những món ăn giòn, nhiều vụn như bánh mì, bánh quy, bim bim... có rất nhiều vụn thức ăn. Khi chúng bám sâu trong mắc cài hoặc các khoảng răng trống, trẻ rất dễ bỏ sót khi vệ sinh. Lâu dần có thể gây nên các bệnh lý răng miệng, đồng thời làm kéo dài thời gian và hiệu quả chỉnh nha.
5. Thực phẩm nhiều đường
Các loại thực phẩm như bánh kẹo, thức ăn nhanh... có chứa rất nhiều tinh bột và đường. Khi ăn, chúng làm tăng nguy cơ sản sinh axit gây sâu răng hoặc các bệnh lý răng miệng. Điều này không tốt cho trẻ đang trong hành trình niềng răng. Thậm chí gây thêm các bệnh lý răng miệng như sâu răng...
Ngoài ra, BS Hải khuyên, để giảm đau hiệu quả cho con khi đeo niềng răng, cha mẹ có thể pha nước muối ấm và cho bé súc miệng 6-12 lần/ngày. Tỷ lệ pha là 1 thìa cà phê muối ăn với một ly nước ấm. Dung dịch nước muối sẽ giúp làm giảm cơn đau và sạch răng, lợi.
Phụ nữ Việt Nam