5 thực phẩm là "sát thủ" hại gan, dù khoái khẩu tới đâu cũng phải kiềm chế kẻo tự hại thân
Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến gan của bạn. Nếu không hại gan, hại sức khỏe, hãy hạn chế ăn 5 loại thực phẩm ngon miệng này càng ít càng tốt.
- 07-11-2021"Nát gan, hỏng thận, hại dạ dày" đều từ 5 quen sinh hoạt này mà ra: Nếu không muốn sớm gặp tử thần, hãy nhanh chóng loại bỏ ngay
- 07-11-20214 bữa sáng khoái khẩu của nhiều người nhưng lại là sát thủ gây "thối gan", cần từ bỏ ngay trước khi ung thư ập đến
- 06-11-20215 điều "cấm kỵ" khi tập thể dục bạn cần phải ghi nhớ: Gan tổn thương, đường huyết tăng nhanh, sau 40 tuổi cố gắng đừng mắc điều nào
Gan là cơ quan giải độc quan trọng trong cơ thể con người. Các độc tố sản sinh hằng ngày do ăn uống, sinh hoạt đều được đào thải qua gan. Nếu không có chế độ ăn uống hợp lý, chức năng gan sẽ bị suy giảm, gây hại đến cơ thể.
Nếu chức năng gan bị suy giảm, khả năng chuyển hóa và đào thải độc tố của cơ thể sẽ suy giảm theo, gây nguy hại đến sức khỏe. Vì vậy, mọi người cần phải chú ý đến chế độ ăn uống, tránh các thực phẩm có hại, giúp gan giảm bớt lượng độc tố phải đào thải, từ đó duy trì một sức khỏe tốt.
Các dinh dưỡng từ thực phẩm sau khi ăn đều chuyển hóa qua gan. Nếu bạn ăn thực phẩm lành mạnh, sẽ giúp gan khỏe mạnh, hoạt động tốt. Ngược lại, một số thực phẩm lại là tác nhân gây nên bệnh gan. Vì vậy, nếu muốn "nuôi gan" thì nên tránh xa:
1. Gừng
Gừng là một loại gia vị phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Rất nhiều người thích cho gừng vào các món ăn để tăng thêm hương vị cho bữa cơm. Gừng có nhiều tinh dầu và gingerol - một hợp chất sinh học có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, có khả năng trị cảm cúm, giải cảm.
Tuy nhiên, người mắc bệnh viêm gan không nên ăn gừng, ăn nhiều gừng sẽ dẫn đến hoại tử tế bào gan và ảnh hưởng đến chức năng gan. Do gừng có chứa nhiều volatile, khi biến chất sinh ra chất safrole dẫn đến biến tính xấu, không tốt đối với những người bệnh gan, đặc biệt là viêm gan. Nó làm hoại tử tế bào gan và gây ảnh hưởng cho gan dẫn đến chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan ngày càng trở nên xấu đi.
2. Hạt dưa, hạt hướng dương
Hạt dưa, hạt hướng dương là đồ ăn yêu thích của nhiều người. Thường ngày, trong các cuộc trò chuyện, rất dễ bắt gặp những người trong tay luôn có hạt dưa, hạt hướng dương.
Tuy nhiên, trong các loại hạt dưa, hạt hướng dương có nhiều a-xit béo, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng hàm lượng a-xit béo trong cơ thể, lâu dần có thể khiến gan bị nhiễm mỡ, làm bệnh gan càng trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, ăn nhiều hạt hướng dương còn gây nhiệt, rộp môi, tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt. Để giữ gìn sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy nên hạn chế các loại hạt dưa, hạt hướng dương.
3. Khoai tây
Khoai tây là một thực phẩm giàu chất xơ, giúp ích cho hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, các chất chaetomycin, solanin và các ancaloit khác có trong khoai tây là các chất độc hại, ăn nhiều sẽ gây buồn nôn, tiêu chảy, ngộ độc,..., đến gan cũng không thể đào thải hết các độc tố này. Các độc tố này tích tụ lâu trong cơ thể sẽ gây suy giảm chức năng gan và gây hại cho sức khỏe con người.
Vì vậy, chỉ nên ăn khoai tây với một khẩu phần hợp lí.
4. Rau hẹ
Rau hẹ là một loại thực phẩm vô cùng phổ biến, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giải độc, làm sạch dạ dày và được sử dụng nhiều trong các món ăn thường ngày.
Tuy nhiên, nên tránh việc ăn quá nhiều rau hẹ bởi trong rau hẹ có nhiều chất xơ thô - còn được gọi là chất xơ dài, bao gồm các cenluylo, chất xơ này khi vào dạ dày và ruột thường khó tiêu, làm ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa của dạ dày và ruột, từ đó khiến gan phải hoạt động nhiều hơn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Không có gì khó khăn trong việc giữ lá gan khỏe mạnh, điều chúng ta cần làm là ăn uống lành mạnh, tránh xa các yếu tố gây hại.
5. Măng tươi
Măng là một thực phẩm quen thuộc, có thể được chế biến đa dạng thành nhiều món ngon ai cũng thích. Tuy nhiên có một số loại măng nếu không được chế biến đúng cách có thể gây ngộ độc, hại gan hoặc nặng nhất là dẫn đến tử vong.
Trong đó, măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg trong 1kg măng củ. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axít cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan.
Vì vậy, nếu yêu thích món ăn này, bạn cũng chỉ nên ăn măng 2-3 lần mỗi tháng và mỗi lần không quá 100g. Khi lựa chọn măng cũng rất cần lưu ý chọn măng đã được sơ chế đúng cách (có màu vàng, mùi chua) và luộc măng thật kỹ để phá hủy hết cyanide trước khi chế biến thành món ăn.