Tuổi 50 - 60 là THẬP KỶ ĐEN TỐI NHẤT của cuộc đời, nhưng với người hiểu rõ 4 điều này thì đây chỉ là chuyện nhỏ
Đời người có mấy lần mười năm? Mười năm nào là mười năm khốn khó nhất của cuộc đời và chúng ta phải chuẩn bị những gì để có thể vượt qua được mười năm này?
- 14-04-20224 thói quen giúp cụ già sống đến 97 tuổi nhưng chưa một lần bị mất ngủ: Không phải yoga hay ăn hạt sen mà là những điều đơn giản này
- 14-04-2022Tiến sĩ sở hữu 11 tấm bằng, thông thạo 6 ngoại ngữ nhưng chọn làm nhân viên bảo vệ ở tuổi 70 vì một lý do không ai ngờ tới
- 14-04-2022Sau 50 tuổi HIỂU 3 ĐIỀU sau đây, lợi ích còn lớn hơn cả tiền tài vật chất: Đời người hữu hạn, biết sớm sẽ tốt cho bản thân
Đời người có mấy lần 10 năm?
Đại đa số con người chúng ta chỉ sống được khoảng 8 thập kỷ. Nói cách khác, sống đến năm 80 tuổi chính là mục tiêu mà đại đa số người hiện đại bây giờ đang theo đuổi.
Vậy trong 80 năm này, thập kỷ nào cuộc sống của bạn sẽ "vất vả" nhất? Phải chăng là khoảng thời gian bạn đi học đi làm chăng? Hay là khoảng thời gian bạn lập gia đình, vừa phải lo việc nhà vừa phải lo việc ngoài, lo cho nhà nội, nhà ngoại … chăng? Hoặc là khoảng thời gian khi bạn đã già, con cái đều đã thành gia lập thất và bạn phải sống cô đơn trong chính ngôi nhà của mình?
Thực ra, thập kỷ được cho là vất vả nhất của con người chính là khoảng thời gian từ 50 tuổi đến 60 tuổi. Trước 50 tuổi, chúng ta luôn nghĩ rằng cuộc đời cũng chỉ có vậy, chỉ cần nhìn thoáng qua cũng thấy được tuổi già của mình. Nhưng chỉ khi qua tuổi 50, chúng ta mới nhận ra rằng, thực ra cuộc sống nào có dễ dàng như chúng ta vẫn tưởng tượng. Áp lực từ học tập, từ công việc, từ gia đình… khiến chúng ta lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng thậm chí là kiệt sức.
Sở dĩ người ta nói rằng, 10 năm từ 50 đến 60 tuổi là khoảng thời gian đen tối nhất của đời người, là do khi đó ta vừa phải đối mặt với khủng hoảng tuổi trung niên, lại vừa phải đối mặt với khủng hoảng tuổi già. Chúng giống như một rào cản ngăn không cho chúng ta bước tiếp về phía trước.
Vậy muốn vượt qua thời kỳ đen tối này, chúng ta phải làm gì? Học tập ngay những người nhìn xa trông rộng luôn sống theo lề lối nhất định, bạn sẽ biết 10 năm đen tối này thực ra cũng không tồi tệ như vậy.
Phải luôn bắt kịp thời đại
Một số người cho rằng, con người luôn cảm thấy đau khổ là do họ tu hành chưa đủ. Tu hành ở đây không chỉ là tu hành trong suy nghĩ, tư tưởng mà còn chỉ việc làm mới kiến thức của bản thân, luôn để bản thân bắt kịp được với sự phát triển của thời đại.
Mười năm trước, có người nói với bạn rằng, trí tuệ nhân tạo mạnh hơn con người, bạn lại không đồng ý và cho rằng điều đó là không thể. Nhưng sau một thời gian, điều này đã thực sự trở thành sự thật.
Cách đây 6 năm, có người nói với bạn rằng kinh, doanh online đang rất phát triển. Nhưng bạn lại không tin, và chẳng chịu thay đổi tu duy kinh doanh của mình. Và bây giờ, sau khi chịu ảnh hưởng từ đại dịch, bạn mới hối hận vì trước kia không chịu thay đổi.
Đây chính là bi kịch của việc không theo kịp thời đại. Đặc biệt, đối với những người trung niên sau 50 tuổi, tuổi tác không phải là cái cớ để không học tập. Chỉ bằng cách không ngừng học hỏi, chúng ta mới có thể theo kịp sự phát triển của thời đại và không trở thành kẻ tụt hậu.
Và vẫn là câu nói đó, người tụt hậu thì luôn là người chịu khổ. Đây là một hiện thực thực tế không ai có thể thay thế được.
Luôn thận trọng, tiến bước nào chắc bước ấy
Con người chúng ta kỵ nhất chính là sự nóng vội. Nóng vội sẽ khiến chúng ta mất bình tĩnh, thần trí sẽ chẳng còn tỉnh táo để làm một việc gì đó. Cũng như việc bạn bước đi vậy, muốn đi nhanh nên bạn bước dài, nhưng bạn nào có hay bước quá dài thì dễ bị ngã và người đau thì vẫn luôn là bạn. Vì vậy, bước từng bước ổn định, vững vàng mới là sự lựa chọn đúng đắn nhất.
Đặc biệt, trong thời đại xã hội phức tạp này, nếu người sau 50 tuổi quá nóng vội, hấp tấp, thì việc tổn thất về tiền bạc, thậm chí là mất mạng là không thể tránh khỏi.
Đã có trường hợp một người trung niên vì thấy người khác kiếm được rất nhiều tiền từ thị trường chứng khoán, hơn nữa còn là trong thời gian rất ngắn, nên ông ấy cũng bắt đầu đầu tư. Ông không chỉ dùng tiền mà mình dành dụm được từ bao năm lao động vất vả, mà còn thế chấp nhà để lấy tiền. Sau cùng, thị trường chứng khoán không tốt, ông trắng tay, ngay cả căn nhà cũng không còn.
Vốn dĩ có thể yên yên ổn ổn sống qua ngày, tại sao những người này lại nhất nhất muốn mạo hiểm như vậy? Có lẽ đây chính là cái được gọi là “lòng tham không đáy” mà chúng ta vẫn hay nói.
Con người ta tham lam quá suy cho cùng cũng không phải là chuyện tốt. Bạn cứ thử tưởng tượng xem, một người người bình thường có thể "một bước lên trời" sao? Nếu đã không thể làm được vậy tại sao chúng ta lại bình tĩnh mà đi, sống chậm lại một chút. Thận trọng dè dặt nghe có vẻ giống bảo thủ, không muốn tiến bước, nhưng thực ra, đây lại chính là sự thông minh sáng suốt của người trung niên để có thể ổn định sống đến già.
Luôn lên kế hoạch trước
Dù cuộc sống của bạn có thuận lợi đến đâu, chắc chắn vẫn sẽ có lúc bạn có cảm giác lo âu, hoảng hốt, không biết phải làm sao. Muốn tình huống này không xảy ra, cách tốt nhất chúng ta nên làm chính là, lên kế hoạch cho tất cả mọi việc, dù đó là việc lớn hay việc nhỏ.
Cuộc sống luôn có rất nhiều rủi ro và chúng ta không bao giờ biết rằng tai nạn và ngày mai, cái nào sẽ đến trước. Vì không biết rằng ngày mai sẽ có chuyện gì sẽ xảy ra, nên chúng luôn phải chuẩn bị các phương án, kế hoạch khác nhau để có thể an toàn đối phó với những tình huống bất ngờ trong cuộc sống.
Việc phải chuẩn bị một hành trang đầy đủ với kiến thức, tiền tài và cả sức khoẻ trước đó chính là bí quyết để chúng ta có thể yên yên ổn ổn sống đến 80 tuổi.
Sức khỏe và tiền bạc luôn phải đi đôi với nhau
Sức khỏe và tiền bạc, chỉ thiếu một cái cũng có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này của con người. Sức khỏe tốt, nhưng không lại có tiền, đó là một loại bi ai. Nhưng nếu giàu mà sức khoẻ yếu kém, thì cảnh người trên thiên đường, nhưng tiền thì lại trong ngân hàng chắc chắn sẽ xảy ra.
Một cuộc sống ổn định, hạnh phúc thì không thể nào tách rời được vật chất. Hai thứ này, nhìn thì có vẻ không có liên quan gì, nhưng trên thực tế, chúng lại có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau.
Những người trung niên sau 50 tuổi có lẽ sẽ có cảm nhận sâu sắc về việc này, số tiền tích lũy được sau bao nhiêu năm đi làm vất vả, rất có khả năng đều mang cho bệnh viện, thậm chí số tiền ấy còn chẳng đủ để trả một lần viện phí.
Sức khỏe là vàng, là bạc. Vì vậy, khi con người qua 50 tuổi, dù sống như thế nào cũng phải chăm sóc sức khỏe thật tốt, đồng thời nắm chặt tiền bạc trong tay. Nếu làm được việc này, bạn chắc chắn sẽ có thẻ thể thuận lợi sống đến già, 80 tuổi, 90 tuổi, thậm chí 100 tuổi.
Theo Aboluowang