MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

52 tuổi, sau quãng thời gian phụng dưỡng cha mẹ già, tôi ngộ ra: Quan hệ ruột thịt dù tốt đến mấy, cũng phải lập ra 3 quy tắc sống - còn này!

13-11-2023 - 23:00 PM | Lifestyle

Hiếu thảo không phải là cứ bỏ ra, nó cũng cần tới phương pháp, dù có hiếu thảo tới mấy, cũng nên đặt ra một vài nguyên tắc.

Hiếu thảo không phải là cứ bỏ ra, nó cũng cần tới phương pháp, dù có hiếu thảo tới mấy, cũng nên đặt ra một vài nguyên tắc.

Con người đến tuổi trung niên thì cha mẹ cũng sẽ già đi, cha mẹ nuôi ta khi ta còn nhỏ, ta phụng dưỡng khi cha mẹ về già, đây là đạo đức truyền thống của dân tộc.

Tuy nhiên, hiếu thảo không phải là cứ bỏ ra, nó cũng cần tới phương pháp, dù có hiếu thảo tới mấy, cũng nên đặt ra một vài nguyên tắc.

Đừng cảm thấy làm như vậy là không tốt, bởi lẽ làm như vậy có thể giúp hai bên hòa hợp với nhau lâu dài, nếu không lòng hiếu thảo có thể biến thành lòng hiếu thảo nhu nhược, gây hại cho người khác và cả chính mình.

Dưới đây là câu chuyện của Vương Tiểu Hoa, 52 tuổi, tới từ Trung Quốc.

***

Tôi tên Vương Tiểu Hoa, năm nay tôi 52 tuổi, gia đình có ba anh chị em, tôi là thứ hai, ở giữa có một anh trai và một em gái. Trong 3 người, tôi có thể nói là người có cuộc sống khá giả nhất.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, tôi học sửa chữa ô tô, sau đó mở một tiệm sửa ô tô. Sau bao nhiêu năm làm việc chăm chỉ và tiết kiệm, tôi cũng mua được một căn nhà ở quận và trở thành người duy nhất trong gia đình sống ở một khu đô thị. Nhưng vì bận công việc kinh doanh nên tôi kết hôn khá muộn, ở tuổi 35.

Anh cả của tôi làm việc trong một dây chuyền lắp ráp của một nhà máy điện tử trong thành phố, em gái tôi lấy chồng ở một làng cách nhà không xa, thỉnh thoảng đến nhà máy làm những công việc lặt vặt.

Khi bố mẹ còn trẻ, chúng tôi không có nỗi lo lắng nào, mỗi gia đình đều có cuộc sống riêng, những ngày nghỉ lễ chúng tôi lại cùng nhau về quê quây quần. Giúp bố mẹ nấu một bàn ăn ngon, cả nhà hơn chục người sum vầy, nói nói cười cười vui vẻ. Sẽ thật tuyệt nếu thời gian luôn có thể dừng lại tại thời điểm đó, nhưng tiếc là mọi thứ đã thay đổi.

52 tuổi, sau quãng thời gian phụng dưỡng cha mẹ già, tôi ngộ ra: Quan hệ ruột thịt dù tốt đến mấy, cũng phải lập ra 3 quy tắc sống - còn này! - Ảnh 1.

Cách đây 7 năm, trong lúc đi xe đạp từ nhà ra chợ bán ngô, bố tôi không may bị ngã, cần nhập viện điều trị. Vừa nhận được cuộc gọi của bố, tôi vội vã chạy đến bệnh viện, bận rộn thanh toán viện phí và chăm sóc bố, tình hình tài chính của tôi lúc đó cũng khá tốt.

Hơn nữa, nhà cũng gần chợ nên cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, tuy nhiên, vợ tôi khi đó hơi có chút không vui và nhắc tôi nhớ chia sẻ chi phí với mọi người.

Anh tôi và em gái sau đó cũng tới, nhưng anh cả vừa đến được một lúc đã rời đi, để lại 500 tệ (khoảng 1,6 triệu đồng), nói là tiền đó để mua đồ ăn cho bố và cảm ơn tôi, nói tôi vất vả rồi.

Anh nói là vừa đi công tác về, muốn về giúp chị dâu thu hoạch hoa màu ngoài đồng, sợ về muộn trời mưa sẽ không kịp.

Em gái tôi đến, mang theo ít súp gà hầm, bánh xèo nướng và một món chiên, ở lại chăm sóc bố cho đến khi ông xuất viện.

Lúc đó, tôi thực sự không quan tâm nhiều lắm, tôi cũng biết cuộc sống của anh trai và em gái tôi cũng không dễ dàng nên tôi vui vẻ trả mọi chi phí nằm viện cho bố.

Sau khi bố xuất viện trở về quê, tôi đưa cho bố thêm 10.000 tệ (khoảng 32 triệu đồng) để ông yên tâm tĩnh dưỡng 3 tháng.

Vợ tôi khi biết chuyện này rất không vui, rõ ràng nhà có ba anh chị em, nhưng lại cái gì cũng muốn lo, bỏ ra nhiều công sức nhất, nhiều tiền nhất, ít nhất thì viện phí cũng nên chia đều cho cả ba anh chị em.

Tôi nói, em cũng không phải là không biết hoàn cảnh gia đình của hai người họ, làm vậy không phải đang làm khó họ sao? Đợi sau này điều kiện của họ khá hơn rồi tính tiếp. Vì vợ ở nhà chăm con cái toàn thời gian, cả gia đình sống dựa vào thu nhập của tôi, nên cô ấy cũng không nói quá nhiều về vấn đề này nữa.

Nhưng kể từ sau lần đó, dường như mọi người đã hình thành một sự "hiểu ngầm" bất thành văn.

Mỗi khi bố mẹ có việc gì, họ thường tìm tới tôi dù tôi ở trên thành phố, xa hơn thay vì tìm anh trai và em gái sống gần hơn ở quê, và tôi tất nhiên cũng sẽ giúp đỡ bất cứ khi nào có thể, biếu họ tiền mua đồ. Tôi chưa bao giờ tính toán những chuyện như vậy.

Nhưng… Có vẻ như bạn càng trả nhiều tiền thì mọi người càng trở nên ít biết ơn hơn.

52 tuổi, sau quãng thời gian phụng dưỡng cha mẹ già, tôi ngộ ra: Quan hệ ruột thịt dù tốt đến mấy, cũng phải lập ra 3 quy tắc sống - còn này! - Ảnh 2.

Thời gian trôi qua, ba mẹ tuổi cao, sức yếu, bệnh tật ập đến, nghĩ đến chuyện ba mẹ tuổi già như vậy mà vẫn làm ruộng, tôi không đành lòng, vì vậy tôi có suy nghĩ ba người chúng tôi sẽ thay phiên nhau đón ba mẹ về chăm sóc để ba mẹ yên tâm dưỡng già.

Tuy nhiên, anh trai nói rằng anh ấy đi làm ở nhà máy ở Quảng Đông, không ở quê, chị dâu một mình chăm sóc con cái, không thể chăm được cho cha mẹ già.

Em gái đi lấy chồng, ba mẹ chồng ở cùng giúp chăm sóc con cái, không thể đưa bố mẹ qua đó chăm sóc.

Vợ tôi có chút không bằng lòng, nói cả ba gia đình sẽ chu cấp tiền để bố mẹ không phải đi làm, để bố mẹ tự sống ở nhà. Nhưng bố mẹ tôi không biết là vì muốn ở gần tôi hay vì bất lực nên quyết định muốn tới nhà tôi ở. Xót bố mẹ, tôi quyết định để bố mẹ ở lại chăm sóc.

Ngôi nhà ba phòng ngủ của tôi trông thì khá tốt, nhưng thực ra chỉ có một phòng ngủ chính hướng về phía Nam, còn hai phòng nhỏ còn lại hướng về phía Bắc.

Nghĩ người già sợ lạnh, thích phơi nắng nên vợ chồng tôi nhường phòng ngủ chính hướng Nam, có ban công cho bố mẹ, vợ chồng tôi ngủ phòng ngủ thứ 2, còn con trai ngủ ở phòng học.

Vì vợ tôi ở nhà toàn thời gian và có thời gian lo việc nhà nên tôi dặn vợ cố gắng không làm phiền bố mẹ, mua thêm rau củ người già thích ăn, nấu cơm mềm hơn.

Vợ tuy cũng có chút không tình nguyện nhưng cô ấy cũng vẫn làm rất tốt, thậm chí còn chủ động mua quần áo, giày dép cho bố mẹ.

Bao năm qua tôi phụng dưỡng bố mẹ, anh và em tôi không phải chi một đồng nào, hàng năm lễ tết vẫn đến nhà tôi ăn cơm, ba mẹ ở đâu, nhà ở đó.

Lần nào vợ tôi cũng nghe theo yêu cầu của tôi và chuẩn bị một bàn thức ăn lớn để chiêu đãi mọi người, cả nhà dường như quay trở lại khung cảnh vui vẻ, hạnh phúc như xưa. Nhưng tất cả chỉ là bề ngoài, trong mắt mọi người, đôi khi tôi lại chính là một "tội nhân".

Mỗi khi bố mẹ đau ốm, anh và em gái lại nói rằng tôi không chăm sóc tốt cho họ, nhưng tôi chấp nhận vì tôi cảm thấy bổn phận của mình là phải hiếu thảo với cha mẹ.

Tuy nhiên, cuối năm ngoái, khi bố được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày, tốn rất nhiều tiền, chi phí phẫu thuật là 70.000 đến 80.000 nhân dân tệ (khoảng 260 triệu đồng), sau đó ông phải hóa trị, tôi thực sự không thể gánh nổi toàn bộ chi phí.

Thu nhập từ việc tự mình mở tiệm sửa xe, tôi phải nuôi bố mẹ, vợ con, đồng thời phải tính đến tiền thuê nhà, lương nhân viên và các chi phí khác.

Tôi bàn bạc với anh trai và em gái, yêu cầu họ đóng góp tiền bạc, công sức và cùng nhau chia sẻ gánh nặng, không ngờ anh trai tôi lại từ chối thẳng thừng, anh ấy nói rằng lúc ở nhà bố mẹ vẫn ổn, chỉ đơn giản là gù lưng, viêm khớp và bệnh vặt khác, sao tới nhà tôi ở một thời gian lại biến thành ung thư dạ dày?

Có khi nào là do đồ ăn tôi đưa cho bố mẹ có vấn đề gì đó, nhà chúng tôi không có ai bị ung thư dạ dày, sao bố tôi lại mắc bệnh?

Em gái thì nói tôi có điều kiện tốt nhất, chi nhiều hơn một chút cũng không sao, nhưng em ấy thì không thể, chồng làm thợ xây ở công trường, cuộc sống gia đình quá khó khăn. Em ấy còn nói, tự cổ chí kim, con trai là người phụng dưỡng cha mẹ khi về già, không có lý do gì con gái phải chu cấp.

Tôi không nói nên lời, cảm thấy rất cay đắng, nhưng không thể không quản, suy cho cùng cũng là bố mình, đành cố gắng chạy vạy để đưa bố đi trị liệu. Vợ ngoài lo việc học cho con trai, chăm mẹ, thỉnh thoảng còn phải vào viện chăm bố, cô ấy bất mãn nhất và phàn nàn với tôi.

52 tuổi, sau quãng thời gian phụng dưỡng cha mẹ già, tôi ngộ ra: Quan hệ ruột thịt dù tốt đến mấy, cũng phải lập ra 3 quy tắc sống - còn này! - Ảnh 3.

Nếu tất cả những điều này đều cảm thấy ổn thì thứ khiến tôi triệt để suy sụp chính là khi nhìn thấy sổ tiết kiệm của bố mẹ.

Hôm đó, mẹ và vợ vào bệnh viện thăm bố, tôi về nhà tìm sổ đỏ, muốn thế chấp để vay một ít tiền vì tình hình lúc đó khá cấp bách, phải trả lương cho nhân viên, lo tiền viện cho bố, vì vậy, tôi chỉ đành giấu vợ làm những điều này. Nhưng không biết vợ tôi đã cất cuốn sổ ở đâu.

Tôi tìm khắp mọi nơi, gầm giường, dưới chiếu, trên bàn cạnh giường ngủ... Không nghĩ tới chuyện sẽ vào phòng bố mẹ, nhưng vì nghĩ có khi nào vẫn để ở phòng ngủ chính nên vào tìm. Kết quả, không tìm thấy sổ đỏ nhưng lại tìm thấy một cuốn sổ tiết kiệm.

Tiền vào đều là tiền tôi bí mật chuyển cho bố mẹ.

Nhưng tiền chuyển đi thì lại đều là cho anh trai tôi.

Tôi bàng hoàng, không nghĩ rằng bố mẹ ở nhà tôi, nhưng lại dùng số tiền tôi biếu bố mẹ để chuyển hết cho anh trai, suy nghĩ đầu tiên trong đầu tôi chính là quá thiên vị.

Tôi ớn lạnh, người con hiếu thảo và ân cần nhất lại nhận sự chỉ trích của anh chị em, tôi thậm chí còn suýt cầm cố nhà để chữa bệnh cho bố, trong khi anh trai tôi lại dùng tiền của bố mẹ như một lẽ dĩ nhiên.

Đến lúc này tôi mới nghiêm túc nhìn nhận lại mọi chuyện. Chẳng hạn như vợ tôi luôn nói rằng bố mẹ quá cằn nhằn, ảnh hưởng tới việc học của con trai tôi.

Thói quen sinh hoạt của bố mẹ cũng không tốt, luôn không xả bồn cầu, luôn nhặt hộp giấy, chai nước uống chất thành đống trong căn nhà nhỏ khiến nó trở nên bừa bộn, nhưng trước đây tôi luôn nghĩ đơn giản rằng bố mẹ sống ở quê quen rồi, mong vợ cho bố mẹ thời gian để làm quen, thay đổi.

Đặc biệt là sau khi bố tôi làm phẫu thuật dạ dày, ông kém ăn hơn vợ tôi không phàn nàn, làm đủ mọi món bổ dưỡng theo đúng ý bố tôi, chỉ cần tôi nói, vợ tôi đều sẽ cố gắng hết sức làm.

Tôi không để ý đến tình cảm và sự nỗ lực của cô ấy, bao nhiêu năm nay, mỗi dịp lễ tết, một mình cô ấy bận rộn với một bàn bát đĩa, anh trai em gái tới nhà cũng không vào bếp, một mình cô ấy lo liệu.

Em gái ở xa, thỉnh thoảng tới thăm mua vài chiếc bánh bao, bố mẹ cũng vui mừng, anh trai thỉnh thoảng tới mang biếu vài chụ trứng, bố mẹ cũng hết lời khen ngợi, nói hương vị quê hương dễ ăn hơn.

Còn những gì vợ chồng chúng tôi bỏ ra, với bố mẹ, dường như là chuyện rất hiển nhiên.

Nghĩ vậy, tôi gọi điện cho anh trai và em gái, nói với họ ba điều:

Đầu tiên, tiền của tôi không phải tự nhiên mà tới. Bình thường lo lắng chuyện cửa hàng, tôi không có thời gian để ý tới những chuyện khác, mọi việc trước đây tôi cũng không tính toán, nhưng hiện tại tôi đang thực sự khó khăn, thậm chí gần như phải bán nhà, vì vậy, chi phí lần này, cần phải chia đều.

Thứ hai, trước đây tôi nghĩ rằng mình có điều kiện tốt nên không bàn tới chuyện chia đất ở dưới quê, tôi luôn nghĩ là thôi để đó cho anh trai và em gái, nhưng lúc này, tôi cũng muốn có phần của mình, tôi không cần nhiều, mặc dù bao nhiêu năm qua, tôi là người bỏ ra nhiều nhất, nhưng hiện tại, cứ chia đều là được.

Thứ ba, cha mẹ không phải là của một mình tôi, tôi đã chăm sóc họ bao nhiêu năm rồi, bây giờ đến lượt hai người họ, nếu quả thực không thể chăm sóc, mọi người phải cùng trả tiền để bố mẹ ở viện dưỡng lão.

Vợ sau khi biết chuyện đã khóc rất nhiều, nói cuối cùng tôi cũng đã biết nghĩ cho mình.

Cô ấy thậm chí cũng đã nghĩ đến chuyện ly hôn với tôi khi con vào đại học, vì cô ấy nghĩ rằng bố mẹ tôi là những hố sâu không đáy, còn tôi là kẻ ngốc lấp đầy khoảng trống đó.

Nghe vợ nói, tôi càng bàng hoàng, may mắn tôi sớm nhận ra, nếu không gia đình nhỏ của tôi sẽ không được bình yên, tôi suýt chút nữa mất đi người vợ tần tảo, không bao giờ than thở.

Vì vậy, qua sự việc này, tôi muốn nhắc nhở mọi người rằng khi phụng dưỡng cha mẹ, dù tình cảm của bạn dành cho họ có sâu đậm đến đâu, có 3 quy tắc vẫn cần tuân theo.

1. Ba mẹ là của tất cả, phụng dưỡng cha mẹ là việc của tất cả con cái, chia sẻ, giúp đỡ, cùng nhau chịu trách nhiệm là điều quan trọng.

Vấn đề không nằm ở chỗ ai có tiền hay không, mà nằm ở chỗ có muốn hay không. Nói hơi trần trụi nhưng chúng ta không nên bỏ ra một cách mù quáng, ba mẹ nuôi chúng ta lớn được vậy mà chúng ta lại không có tiền nuôi bố mẹ?

2. Ở chung với cha mẹ, cũng cần khuyến khích cha mẹ có khả năng thích nghi với những thói quen và lối sống tốt

Không nên nhắm mắt làm ngơ những thói quen của cha mẹ mà bản thân cảm thấy không tốt, nếu cha mẹ yêu thương các con, cha mẹ cũng sẽ đứng từ góc độ của các con để suy nghĩ, chẳng hạn như con trai tôi cần học bài nhưng mẹ tôi lại suốt ngày cằn nhằn, bà có bao giờ nghĩ đến cháu trai của mình?

Trong nhà chất đầy rác, ba mẹ có để ý thấy vợ tôi dọn dẹp mệt mỏi thế nào không, có quan tâm đến việc vệ sinh trong gia đình hay không?

3. Khi phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, các anh chị em khác không nên tùy tiện can thiệp hay hướng dẫn

Mỗi gia đình đều có những hoàn cảnh, khó khăn riêng nên cuộc sống của cha mẹ sẽ khác nhau tùy theo ngôi nhà mà họ ở, nhưng chỉ cần bạn đối xử chân thành với cha mẹ, không phán xét hay cho rằng điều đó không tốt, khi họ tới ở, thể hiện sự quan tâm họ nhiều hơn một chút là được.

Liệu tôi đã làm đúng hay chưa? Liệu có lời khuyên nào khác hỗ trợ người già và giữ anh chị em sống hòa thuận không? Có cách tốt nhất để đối xử tử tế với cha mẹ mà không làm tổn thương tình cảm anh chị em hay không?

Theo PV

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên