MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

6 nguyên nhân khiến cuộc sống một người long đong lận đận, thậm chí có giàu sang cũng không được hạnh phúc

17-11-2020 - 09:54 AM | Sống

6 nguyên nhân ngăn cản bạn sống tốt lên mỗi ngày.

Trong cuộc sống, một người có thể đi xa đến đâu hay vươn lên tới vị trí nào đều phụ thuộc vào hai yếu tố: Khách quan và chủ quan. Nhóm yếu tố khách quan có thể kể đến như: gia cảnh, may mắn, cơ hội,…Thường thì những người có xuất phát điểm và vận may tốt hơn số đông sẽ dễ có được thành công hơn người khác. Nhưng các yếu tố chủ quan mới là yếu tố then chốt đóng vai trò quyết định tất cả. Nói cách khác, bạn sống có tốt hay không đều dựa vào sự lựa chọn của bạn. Mọi thứ luôn có nguyên do của nó. Dưới đây là 6 nguyên nhân ngăn cản bạn sống tốt lên mỗi ngày.

1. Hay trì hoãn

Kế hoạch dù có hoàn mỹ đến đâu, nếu bạn không chịu bắt tay vào làm thì vẫn chỉ là một kế hoạch vô dụng. Trì hoãn là kẻ thù số 1 của thành công. Lạ đời thay, chuyện mà chúng ta hay trì hoãn đều là những chuyện tốt, những chuyện nên làm.

Nhiều nhân viên đi làm thích kiểu sướng trước khổ sau. Cả ngày, họ cứ chơi cho chán rồi đợi đến khi sắp tan làm hoặc bị thúc giục thì mới cắm đầu vào làm việc. Nhiều người đặt quyết tâm giảm béo. Nhưng đa số họ chỉ chịu giảm béo trong suy nghĩ. Trong thực tế, họ luôn cố ăn thêm hoặc chơi thêm một ngày và trì hoãn việc giảm béo lại cho ngày mai. Nhiều người tự hứa với mình là mỗi ngày đều ngủ sớm dậy sớm. Nhưng ngày nào, họ cũng thức đêm chơi điện thoại đến tận 2 giờ sáng. Sau mỗi lần như vậy, họ đều thấy rất hối hận nhưng rồi cuối cùng mọi thứ vẫn lại đâu vào đấy.

Con người có xu hướng trì hoãn việc mình nên làm để vướng vào những tật xấu không sửa được. Đó được coi là biểu hiện của một con người thiếu tính tự giác và vô kỷ luật. Nếu như bạn sở hữu đặc điểm này, đừng hỏi tại sao bấy lâu nay mình vẫn không phất lên được.

2. Không kiên trì

Những người làm việc theo cảm hứng và theo phong trào thường khó mà kiên trì làm đến cùng. Họ đưa ra những quyết định vội vàng khi còn chưa suy nghĩ thấu đáo. Vậy nên kết cục đa phần là bỏ dở giữa chừng.

Nghe người này nói làm Sale nhanh phát tài nhưng làm được mấy tháng thì họ mới biết đời không như mơ. Nghe người kia nói làm shipper dễ kiếm tiền nên họ đã bỏ nghề để đi làm shipper, để rồi bẽ bàng nhận ra những mặt tối của nghề.

Ở đời, mọi chuyện luôn cần có một quá trình và một khoảng thời gian nhất định. Bạn muốn có kết quả tốt thì buộc phải có quá trình tích lũy và vượt qua khó khăn. Muốn thành công thì nhất định phải kiên trì. Đó cũng là cách để ta trưởng thành hơn sau mỗi ngày.

Một người mới đọc sách được dăm ba hôm. Nhưng anh ta thấy mình cũng chẳng khôn lên được chút nào, nên quyết định bỏ ngang. Một người khác kiên trì tập thể dục được 1 tháng. Nhưng do chưa thấy được hiệu quả gì rõ rệt nên cũng thôi không tập nữa.

Mọi thất bại trên đời đều xuất phát từ việc bỏ cuộc giữa chừng. Mọi thành công ở đời được gây dựng từ việc kiên trì đến cùng.

3. Không chịu lớn

Những người sống tốt hơn chúng ta đôi khi không phải là người thông minh nhất, cũng không phải là người chăm chỉ nhất. Họ có thể là người không ngừng tìm tòi và học hỏi.

Đối với người đã đi làm, nếu như bạn ngừng học hỏi, bạn sẽ bị đào thải ngay lập tức. Bạn sẽ cứ mãi giậm chân tại chỗ và luôn bị đem ra làm con tốt thí mạng chốn công sở. Bạn sẽ không có bất cứ cơ hội nào để thăng tiến hay nắm quyền tự quyết trong tay. Ngược lại, những người không ngừng trau dồi và tiến bộ có thể đi thật xa và gặt hái được nhiều thành công.

4. Thích đổ lỗi

Khi làm sai, chúng ta hay có thói quen đổ lỗi cho người khác hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh. Chúng ta thà viện cớ biện hộ chứ không bao giờ chịu soi xét lại để tìm ra lỗi của mình.

Nhìn thấy người ta sống tốt hơn mình, bạn chưa bao giờ đặt câu hỏi tại sao họ có được như ngày hôm nay. Bạn chỉ khăng khăng nghĩ rằng họ được vậy là do quan hệ hoặc may mắn. Hiếm khi, bạn chịu thừa nhận họ giỏi hơn mình.

Trong công việc, bạn luôn tìm mọi lý do để đùn đẩy và trốn tránh. Bạn ít khi có đủ dũng khí để đối mặt và gánh vác trách nhiệm. Một khi đã nhiễm thói xấu này, con người sẽ trở nên u mê, hẹp hòi, cố chấp và phiến diện. Sự nghiệp của họ không thể phát triển đã đành, các mối quan hệ xung quanh cũng không ra đâu vào đâu.

Người giỏi sẽ không thích tìm cớ để biện hộ cho mình. Họ luôn chọn cách tự nhìn lại mình để không ngừng tiến bộ hơn. Đây chính là điểm làm nên sự khác biệt giữa người giỏi và kẻ tầm thường.

5. Thiếu tự tin

Những người thiếu tự tin hay tự mình đặt cho mình một giới hạn. Vì điều này mà họ luôn chần chừ. Họ trở nên tự ti, khép kín, bạc nhược và sợ bị từ chối. Trên thực tế, tiềm năng của con người là rất lớn, chỉ là bạn có khai phá được hết hay không thôi.

Nhiều lúc, không phải là bạn không có khả năng mà là do bạn không chịu làm. Bạn không có cách nào để đưa bản thân ra khỏi vùng an toàn. Bạn không hề cho chính mình bất cứ một cơ hội nào.

Những người giỏi làm sao để họ có thể vươn tới vị trí cao như vậy trong lĩnh vực của mình? Thật ra, trước khi làm việc, họ không hề nghĩ mình có thể làm được chứ đừng nói là làm tốt. Đến khi làm, họ cứ cố gắng thêm chút một để rồi họ mới biết mọi thứ đều không khó như tưởng tượng. Bản thân họ cũng không hề kém cỏi và yếu đuối như đã nghĩ.

Dù cho xuất phát điểm của mỗi người là cao hay thấp, chỉ cần bạn không tự ti mà dám nỗ lực và hành động. Bạn nhất định sẽ tốt hơn bây giờ thậm chí còn vượt xa so với hôm nay.

 6 nguyên nhân khiến cuộc sống một người long đong lận đận, thậm chí có giàu sang cũng không được hạnh phúc  - Ảnh 1.

6. EQ thấp

Một người có tài năng, có ngoại hình nhưng tại sao vẫn mãi không thể bứt phá lên được? Khả năng cao là do EQ của họ quá thấp. Vì EQ thấp tức là người không biết giao tiếp. Người không biết nói chuyện được phân làm hai loại. Loại thứ nhất không biết phải nói cái gì, được gọi là vô tri. Loại thứ hai không tiết chế được cảm xúc nên ăn nói lung tung, được gọi là không có não.

Tôi không khuyên mọi người phải đi tìm thật nhiều về các kỹ xảo trong đối nhân xử thế. Nhưng tôi hi vọng mọi người hãy không ngừng tự tu dưỡng và tự trưởng thành. Bạn cần phải học cách làm chủ cảm xúc của mình. Điều này sẽ quyết định đến việc bạn có thu lại được những thành quả tương xứng với nỗ lực bạn đã bỏ ra hay không?

Đừng để cảm xúc tiêu cực và EQ thấp phủi bay mọi nỗ lực của bạn. Điều đó thật chẳng đáng chút nào! Mong rằng mọi người sẽ ghi nhớ và để tâm về những điều mà tôi đã chia sẻ bên trên. Vì đây đều là những thứ quyết định trực tiếp đến cuộc sống của bạn.


Theo Đình Trọng

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên