6 thói quen trước khi đi ngủ vô tình trở thành ''lưỡi đao tử thần'': Tưởng ở đâu xa xôi hóa ra rất nhiều người mắc phải, phần lớn bệnh ung thư đều từ đây mà ra
Thức khuya thường xuyên có hại cho sức khỏe nhưng ít ai ngờ được rằng nó lại là một trong những thủ phạm hàng đầu gây ra ung thư.
- 29-10-2021Liều thuốc từ thiên nhiên vốn không tốn một xu, lại có thể "chữa bách bệnh", đặc biệt là trầm cảm: Biết được rồi cần tận dụng ngay
- 29-10-2021Người sống lâu thường có 4 đặc điểm trên cơ thể, nếu có đủ tất cả thì xin chúc mừng bạn
- 29-10-2021Bé gái 5 tuổi ngực bắt đầu phát triển do dậy thì sớm, thủ phạm là 3 loại thực phẩm mà bố mẹ nào cũng đã từng cho con ăn ít nhất 1 lần
Bà Hứa, 55 tuổi, vừa mới được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Nhận được tin, bà bàng hoàng đến nỗi đứng không vững. Sau khi bình tĩnh lại, bà bắt đầu ''kiểm điểm'' lại bản thân.
Bà Hứa kể với bác sĩ rằng khi còn trẻ, bà đã hình thành thói quen thức khuya trong một thời gian dài. Do đó, chất lượng giấc ngủ đã bị ảnh hưởng, đến nay vẫn chưa thể thay đổi. Vì thiếu ngủ nên cơ thể của bà bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trên thực tế tỷ lệ mắc bệnh ung thư rất cao và hầu hết đều tiến triển âm thầm và chỉ khi chuyển nặng bệnh nhân mới phát hiện ra. Theo các chuyên gia, những người mắc bệnh ung thư thường có điểm chung đó là 6 thói quen xấu trước khi đi ngủ.
6 thói quen ''chết người'' trước khi đi ngủ
Thói quen 1: Thường xuyên thức khuya. Nhiều người có thói quen nghịch điện thoại và xem video giải trí trước khi đi ngủ. Dần dần họ hình thành thói quen ngủ muộn. Điều này dễ dẫn đến tình trạng ngủ không đủ giấc.
Nhiều người sẽ lấy lý do rằng mình thức khuya lâu nay đã hình thành thói quen không thể sửa được. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ không ý thức được tác hại khủng khiếp của việc đi ngủ muộn. Thức khuya không chỉ dễ khiến bạn già đi mà còn dễ gây ung thư.
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
Thói quen 2: Uống rượu bia trước khi đi ngủ. Có không ít người chọn cách sử dụng rượu bia để ''dễ ngủ''. Tuy nhiên việc nạp vào cơ thể những loại đồ uống này trước khi đi ngủ thực sự có hại cho sức khỏe.
Rượu bia không chỉ gây hại cho dạ dày và gan mà còn gây hại cho toàn bộ cơ thể đặc biệt là tuyến tụy. Ban đêm vốn là thời gian để các cơ quan này nghỉ ngơi nhưng nếu chúng ta uống bia rượu đồng nghĩa với việc tăng thêm gánh nặng cho cơ thể. Lâu dần, các cơ quan sẽ bị suy yếu dẫn đến ung thư.
Thói quen 3: Ăn vặt lúc nửa đêm. Do yêu cầu công việc hoặc đơn giản là sở thích cá nhân, nhiều người thích ăn vặt trước khi đi ngủ. Thói quen này dễ tăng gánh nặng cho đường ruột và dạ dày, khiến dạ dày bị quá tải, đặc biệt dễ gây ung thư đường tiêu hóa.
Thông thường, những món ăn vặt thường là những món có vị cay và chua, đồ hun khói, đồ chiên rán, rất dễ gây ung thư.
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
Thói quen 4: Hút thuốc. Thức đêm đi kèm với hút hết thuốc lâu ngày sẽ tàn phá cơ thể của chúng ta nặng nề. Vốn dĩ thuốc lá chứa nhiều chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Thêm vào đó, khi cơ thể thức khuya, hệ miễn dịch sẽ dần bị suy yếu. Điều năng làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư lên gấp nhiều lần.
Thói quen 5: Tập những bài thể dục cường độ mạnh trước khi ngủ. Mặc dù tập thể dục rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn nên chọn thời điểm thích hợp, tốt nhất khoảng nửa tiếng đến 1 tiếng trước khi đi ngủ. Nếu có thể, bạn nên hạn chế tập thể dục vào buổi tối.
Vận động mạnh sẽ kích thích não bộ hoạt động khiến con người khó đi vào giấc ngủ. Khi đó việc tập thể dục không những không mang lại hiệu quả mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta.
Thói quen 6: Suy nghĩ tiêu cực. Sau một ngày dài làm việc và sinh hoạt, chúng ta không tránh khỏi những chuyện không như mong muốn. Thời điểm trước khi đi ngủ, những cảm xúc này khiến chúng ta mất bình tĩnh và trăn trở đến mất ngủ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn khiến chúng ta uể oải vào ngày hôm sau, lâu dần dễ gây ung thư.
Hình minh họa (Ảnh: Internet)
Ung thư thường tiến triển một cách âm thầm
Trên thực tế, đối với các loại ung thư khác nhau, các triệu chứng cũng không giống nhau. Nhiều người cho rằng phải có biểu hiện đau đớn thì mới là dấu hiệu của ung thư. Tuy nhiên đây là một quan điểm sai lầm.
Ví dụ, các triệu chứng điển hình của ung thư phổi là ho liên tục, trong khi đó đối với ung thư gan thì biểu hiện lại là vàng da, buồn nôn. Ngoài ra, ở giai đoạn đầu của ung thư, cơ thể thường không có phản ứng rõ ràng. Nếu không để ý thường xuyên và đi khám sức khỏe tổng thể thì khó có thể phát hiện ra sự tồn tại của ung thư ở giai đoạn đầu.
Khi bệnh ung thư tiến triển đến một mức độ nhất định đồng nghĩa với việc các chức năng trong cơ thể chúng ta có vấn đề, lúc này các triệu chứng sẽ tự nhiên xuất hiện như sụt cân đột ngột, mệt mỏi .
Khi cơn đau thực sự xuất hiện có nghĩa là tế bào ung thư đã di căn và đang ăn mòn cơ thể chúng ta. Vì vậy, việc đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, để chủ động phòng bệnh, chúng ta cần thay đổi những thói quen xấu hàng ngày kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Chỉ khi sức đề kháng được đảm bảo, chúng ta mới có thể khỏe mạnh.
Theo Aboulouwang