MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: 3 biểu hiện sau khi đi bộ cảnh báo bạn khó sống được lâu!

03-03-2024 - 15:49 PM | Sống

Để chứng minh mối quan hệ giữa việc đi bộ và tuổi thọ, một số người đã thực hiện cuộc khảo sát theo dõi lâu dài, nhận thấy tuổi thọ liên quan trực tiếp đến việc đi bộ của một người, đặc biệt ở tuổi 60.

Các nhà khoa học tin rằng, đi bộ chính là bài kiểm tra dễ nhất về khả năng sống thọ của một người. Để chứng minh mối quan hệ giữa việc đi bộ và tuổi thọ, một số người đã thực hiện cuộc khảo sát theo dõi lâu dài, nhận thấy tuổi thọ liên quan trực tiếp đến việc đi bộ của một người. Đặc biệt ở tuổi 60, độ tuổi tương đối đặc biệt, đi bộ có thể phản ánh một người còn sống lâu hay không.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: 3 biểu hiện sau khi đi bộ cảnh báo bạn khó sống được lâu!- Ảnh 1.

Các chuyên gia nhận thấy tuổi thọ liên quan trực tiếp đến việc đi bộ của một người. (Ảnh minh họa)

Theo BS đa khoa Nguyễn Xuân Quang (Bệnh viện Quân y 103), đi bộ là một trong những môn thể dục thể thao có lợi nhất cho sức khỏe con người. Điều này thực sự đúng đắn. Đi bộ không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ nhu động ruột mà còn giúp ích cho đường tiêu hóa nói chung.

Những người thường xuyên đi bộ cũng sẽ lưu thông máu tốt hơn. Đối với người béo phì, đi bộ là bài tập giảm cân tốt, có thể cải thiện toàn diện chức năng tim phổi của cơ thể. Nếu đi bộ nhanh hơn, mức tiêu thụ năng lượng của bạn cũng sẽ tăng lên rất nhiều. Ngoài ra còn có mối liên hệ trực tiếp giữa việc đi bộ và sức khỏe của người già.

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng, một người có thể sống lâu hơn hay không sẽ thực sự được phản ánh ở tuổi 60. Đây là giai đoạn quan trọng để chuyển từ tuổi trung niên sang tuổi già và đi bộ có thể phản ánh tuổi thọ của họ trong tương lai.

3 biểu hiện khi đi bộ ở tuổi 60 cảnh báo một người khó sống lâu

1. Đi bộ khom lưng, không thể duỗi thẳng cơ thể

Cơ thể mỗi người khác nhau và chức năng hoạt động cũng vậy. Có người thậm chí còn khom lưng khi đi bộ, không thể duỗi thẳng cơ thể, có người phải dừng lại khi đi bộ hoặc leo cầu thang...

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: 3 biểu hiện sau khi đi bộ cảnh báo bạn khó sống được lâu!- Ảnh 2.

Đi bộ khom lưng, không thể duỗi thẳng cơ thể chứng tỏ bạn kém khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

Có nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy người cao tuổi ở độ tuổi này đã bị suy giảm thể chất đáng kể. Sau khi bước sang tuổi 60, chức năng của các cơ quan và mô trong cơ thể cũng sẽ suy giảm rất rõ rệt.

2. Chóng mặt, đau đầu, đi đứng không vững

60 tuổi là độ tuổi quan trọng quyết định tuổi thọ của con người. Một số người cao tuổi khi đi lại thường thấy chóng mặt hoặc đau đầu, khi gặp phải những vấn đề như vậy nhất định phải chú ý đến huyết áp cao.

Đặc biệt khi tư thế đi bộ thay đổi có thể khiến huyết áp trong cơ thể tăng nhanh, từ đó ảnh hưởng đến các mạch máu trong não, khiến người cao tuổi bị chóng mặt, đau đầu hoặc đi đứng không vững.

3. Chân không vững, không giữ được thăng bằng

Khi người già đi lại, bước đi tương đối ổn định sẽ rất khỏe mạnh, nếu chân không vững và không giữ được thăng bằng thì có thể liên quan đến các bệnh như cao huyết áp hoặc mỡ máu cao.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: 3 biểu hiện sau khi đi bộ cảnh báo bạn khó sống được lâu!- Ảnh 3.

Chân không vững, không giữ được thăng bằng khi đi bộ cảnh báo tuổi thọ thấp. (Ảnh minh họa)

Điều này là do lượng máu cung cấp cho cơ thể không đủ, thậm chí có thể dẫn đến các triệu chứng như tê chân tay ở người già. Người già khỏe mạnh vẫn duy trì sải chân tương đối lớn khi đi bộ. Nhưng cũng có một số người già dần dần trở nên cứng đờ 2 chân khi đi bộ.

Mặc dù vậy, chỉ cần cơ thể cho phép, người cao tuổi nên tiếp tục đi bộ vì có thể giúp cơ thể luôn hoạt động. Đi bộ còn có tác dụng "bồi bổ" cơ thể và có thể chống lại sự xuất hiện của một số bệnh hiệu quả.

Người 60 tuổi khi đi bộ cần lưu ý, tránh hại sức khỏe

1. Khởi động cơ thể

Khởi động cơ thể cẩn thận trước khi bắt đầu đi bộ sẽ giúp làm nóng cơ bắp, giảm nguy cơ chấn thương.

60 tuổi là thời điểm quyết định tuổi thọ: 3 biểu hiện sau khi đi bộ cảnh báo bạn khó sống được lâu!- Ảnh 4.

Khởi động cơ thể cẩn thận trước khi bắt đầu đi bộ giúp tránh chấn thương. (Ảnh minh họa)

2. Chọn giày phù hợp

Chọn giày đi bộ phù hợp, có đệm và hỗ trợ tốt để bảo vệ khớp, cung cấp sự thoải mái khi đi bộ.

3. Chú ý nhịp độ đi bộ

Điều chỉnh nhịp độ đi bộ phù hợp với sức khỏe và thể trạng hiện tại, tránh đi quá nhanh hoặc quá xa.

4. Uống đủ nước

Uống đủ nước, nhất là khi thời tiết nóng hoặc khi đi bộ trong thời gian dài. Bạn có thể mang theo chai nước bên người trong lúc đi bộ để uống khi cần.

5. Không đi bộ khi thời tiết ngoài trời xấu

Tránh đi bộ ngoài trời khi thời tiết xấu, như mưa to, gió lớn, hoặc nhiệt độ cao.

6. Lắng nghe cơ thể

Lắng nghe cơ thể và dừng lại nếu bạn cảm thấy đau nhức hoặc mệt mỏi quá mức. Điều này rất quan trọng để bạn có được cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ.

Theo Tuấn Minh

Phụ nữ số

Trở lên trên