7 việc đừng bao giờ làm trong những ngày giãn cách xã hội vì sẽ khiến hệ miễn dịch của bạn suy yếu, tăng nguy cơ mắc bệnh
Trong những ngày ở nhà chống dịch, việc chủ động bảo vệ và nâng cao hệ miễn dịch là điều mà bản thân mỗi người phải luôn ghi nhớ.
- 20-07-2021Những sai lầm khi dùng tủ lạnh mà người Việt cần bỏ ngay kẻo rước thêm ổ bệnh cho cả gia đình
- 20-07-2021Bí mật của món ăn gây nghiện nhất nước Pháp: Linh hồn của ẩm thực từ những chiếc bánh “biết hát”
- 20-07-2021Mặc dù trà là thức uống tao nhã, có lợi cho sức khỏe nhưng 4 loại trà này có thể làm hỏng thận, hại dạ dày và gây ung thư mà nhiều người Việt đang phạm phải: Hãy cẩn trọng khi uống trà để có một sức khỏe tốt
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 , nhiều tỉnh thành như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Đồng Tháp... đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, thủ đô Hà Nội cũng đang thực hiện Công điện số 15, yêu cầu người dân hạn chế ra khỏi nhà.
Trong những ngày ở nhà chống dịch, việc chủ động bảo vệ và nâng cao hệ miễn dịch là điều mà bản thân mỗi người phải luôn ghi nhớ. Hệ miễn dịch là tập hợp của các tế bào bạch cầu, lympho trong máu, hạch, tủy xương và lá lách có cùng nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi trùng. Một khi chúng bị suy yếu thì cơ hội khiến mọi loại bệnh tật và virus xâm nhập vào cơ thể sẽ cao hơn.
7 thói quen không nên làm trong những ngày giãn cách xã hội
Thức khuya
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chicago cho hay, thiếu ngủ và mất ngủ sẽ làm giảm đáng kể số lượng tế bào miễn dịch mà cơ thể sản xuất.
Trong đó, những người chỉ ngủ từ 4 giờ mỗi ngày sẽ khiến các kháng thể cúm trong máu bị tụt 50% so với người ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm.
Do đó, những ngày giãn cách xã hội, bạn nên bố trí thời gian và làm việc, vui chơi hợp lý để không ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài thiếu ngủ thì việc thức khuya cũng là một trong những thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch .
Lười vận động
Một nghiên cứu của Đại học bang Appalachian ở Hoa Kỳ cho biết, tập thể dục từ 30 – 45 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần và liên tục trong 12 tuần sẽ khiến số lượng tế bào miễn dịch và sức đề kháng sẽ tăng lên gấp bội phần.
Vậy nên ngay cả khi ở nhà, bạn cũng đừng quá lười vận động mà hãy năng nổ tập thể dục, làm việc nhà lên nhé.
Quá phụ thuộc vào thuốc kháng sinh
Đừng thấy mình ốm, sốt mà vội vàng mua kháng sinh về uống vô tội vạ. Điều này có thể khiến các loại virus trở nên kháng thuốc và dẫn đến mắc bệnh nghiêm trọng hơn.
Dù bạn uống bất kỳ thuốc gì cũng phải theo chỉ định của bác sĩ chứ không nên mua tùy tiện.
Hút thuốc quá nhiều
Thuốc lá, khói thuốc lá là một trong những "kẻ thù" làm hại hệ miễn dịch. Hút thuốc lá làm tăng khả năng viêm nhiễm ở đường hô hấp, giảm khả năng kháng viêm, giảm mức độ chất chống ôxy hóa của cơ thể.
Luôn bi quan
Phản ứng cơ thể khi căng thẳng liên quan đến hệ thống miễn dịch, tim và các mạch máu, và các tuyến tiết ra hormone. Những hormone này thường giúp các chức năng cơ thể, như là chức năng não và các xung thần kinh.
Những người bi quan thường chỉ nhìn toàn những điều không may trong cuộc sống. Vô tình họ sẽ khiến số lượng tế bào bạch cầu bị giảm xuống nên hệ miễn dịch cũng yếu đi.
Ăn nhiều thức ăn nhanh
Lười uống nước
Trong công cuộc phòng ngừa Covid-19 , việc tăng sức đề kháng bằng cách uống đủ nước là vô cùng cần thiết.
Trung bình mỗi ngày cơ thể mỗi người cần đến 1,5 lít nước từ thực phẩm, đồ uống. Chỉ cần cơ thể thiếu hụt 2% lượng nước, lập tức chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Nhiều người chỉ có thói quen sử dụng nước khi cảm thấy khát nhưng đây thực sự là một suy nghĩ sai lầm bởi khi cơ thể cảm thấy khát cũng là khi các tế bào đã thiếu nước.
Chính vì vậy, chúng ta nên chia đều lượng nước cần uống trong một ngày cho những thời điểm: sáng - trưa - chiều - tối.
Trí thức trẻ