70.000 đồng/kg hành lá, nhiều loại rau tăng giá gấp đôi
Mưa lớn kéo dài trong thời gian qua khiến nhiều vùng sản xuất rau xanh trên địa bàn Hà Nội bị thiệt hại nặng nề. Tại chợ đầu mối và chợ dân sinh, nguồn cung rau xanh khan hiếm, giá tăng mạnh, thậm chí gấp đôi, gấp ba so với những ngày trước.
- 16-10-2017Sau mưa bão rau chợ đắt hơn siêu thị
- 13-10-2017Xuất khẩu rau quả Việt lập kỷ lục mới: Chuyên gia nói gì?
- 12-10-2017Xuất khẩu rau quả phụ thuộc vào Trung Quốc
Khảo sát của người viết tại một số chợ đầu mối, chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội như chợ Thượng Đình, chợ Cầu Giấy, Phùng Khoang, chợ Hôm, Chợ Dịch Vọng, chợ Nhổn… giá rau xanh vài ngày nay đã tăng gấp đôi, gấp ba so với thời điểm một tuần trước, đặc biệt các loại rau thơm và rau gia vị.
Cụ thể, giá rau muống từ 5.000 đồng/mớ lên tới 10.000-15.000 đồng/mớ, rau ngót từ 5.000 đồng/mớ tăng giá lên 10.000 đồng/mớ, cải thảo tăng lên 25.000/kg, rau cải ngồng có giá từ 25- 30.000 đồng/kg, rau cải xanh 8.000 – 10.000/mớ, bắp cải 20.000/kg.
Các loại rau gia vị như bạc hà, tía tô, kinh giới có giá từ 3.000-5.000 đồng/mớ nhỏ, rau xà lách tăng từ 30.000 đồng lên 60.000 đồng/kg.
Đặc biệt hành lá là mặt hàng gia vị tăng giá mạnh nhất, từ 20.000 đồng tăng lên 70.000 đồng/kg, trong khi đó nguồn cung còn thiếu hụt nghiêm trọng không đủ cung ứng cho các thương lái lấy buôn về chợ bán lẻ.
Một số loại củ quả như cà chua còn có giá tăng gấp đôi, từ 20.000 đồng/kg lên 40.000 đồng/kg, cà rốt có giá từ 25.000 – 30.000 đồng/kg; su hào 8.000 đồng /củ…so với trước đợt bão.
Chị Trần Thị Thủy tiểu thương kinh doanh rau xanh tại chợ Nhổn cho biết: “Gần một tuần nay, sản lượng rau cung cấp thị trường giảm mạnh. Tại chợ đầu mối, giá rau tăng vọt, tuy nhiên các tiểu thương phải tranh giành mới có rau về bán lẻ. Có nhiều người không nhập nổi rau xanh”.
Chị nói thêm rằng, giá rau xanh đắt kỷ lục so với thời gian chưa ảnh hưởng mưa lũ vì rau khan hiếm, giá nhập đã quá cao. Đặc tính của mặt hàng rau quả tươi, giá cả phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết. Vì vậy, theo dự báo giá sẽ hết tăng khi thời tiết và nguồn cung chưa cải thiện.
Bên cạnh đó, đây là thời điểm cuối mùa vụ của một số loại rau củ như rau muống, mướp ngọt, bầu bí…cũng khiến cho nguồn cung ứng rau thiếu hụt.
Chị Nguyễn Lan Anh, nhân viên văn phòng tại Nguyễn Trãi cho biết, gần 1 tuần trở lại đây, việc đi chợ mua sắm thực phẩm cho bữa ăn gia đình gặp rất nhiều khó khăn, mặt hàng rau xanh tăng giá gấp đô gấp 3 so với thời điểm trước mưa bão.
Mặt hàng rau tươi cũng không được đa dạng chủng loại cho chị lựa chọn, nếu buổi sáng trước khi đi làm không tranh thủ đi chợ sớm buối chiều đi làm về không còn rau để mua. Rau đã đắt nhưng chất lượng rau không được ngon hôm nay chị phải mua 1 mớ rau muống lên tới 15.000/mớ. "Sáng sớm nay đi chợ hỏi giá rau xong mà tôi không dám mua nhiều vì đắt quá".
Tại nhiều vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội như Vân Nội, Song Phương, Tây Tựu... do mưa lớn kéo dài nên rau ít nhiều bị ngập úng, hư hại.
Vùng chuyên canh rau xanh xã Song Phương – Hoài Đức - khu vực chuyên bán buôn cho các chợ đầu mối và vùng lận cận trong khu vực Hà Nội, hiện sản lượng rau trong toàn xã còn rất ít, tất các các hộ dân trồng rau đều bị ảnh hưởng nặng nề trong trận bão vừa qua.
Bà Trần Thị Thu cho biết, nhà bà trồng 6 sào rau xanh đủ loại nhưng mấy ngày gần đây do mưa to ảnh hưởng của các cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng lượng và chất lượng rau phát triển chậm và dập nát hết các luống rau mới gieo trồng.
“Mấy sào ruộng nhà tôi trồng rau xanh rau cải, rau muống, các loại rau thơm… đợt mưa này bị ngập nặng và hỏng hết. Nhà tôi và các nhà xung quanh cũng vậy, hầu như rau mới trồng thêm bị úa, còn các loại rau đang cho thu hoạch bị dập nát, không sử dụng được. Giờ rau xanh phục vụ cho gia đình còn không có” - bà nói.
Mưa bão vừa qua không chỉ gây thiệt hại đáng kể tới kinh tế của các hộ trồng rau nơi đây mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng rau cung ứng ra thị trường. Hiện các hộ gia đình bắt đầu cải tạo lại đất trồng để gieo các vụ rau mới. Đối với các loại rau ngắn ngày như cải ta, cải ngọt, rau cải cúc phải mất 45 ngày mới có thu hoạch được không kể các loại củ như su hào, cải bắp, súp lơ mất gần 2 tháng mới có rau ứng ra thị trường.
Trái ngược với tình trạng rau xanh tăng giá thì các loại thịt vẫn ổn định ở mức thấp. Tại các chợ lẻ ở HafNooij, giá thịt chân giò, ba chỉ, sườn, thăn dao động từ 60.000 – 0.000 đồng/kg, thịt bò giá 250.000 - 300.000 đồng/kg...