MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

8 giải pháp trọng tâm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm ước đạt 37,85% kế hoạch được giao, cao hơn cùng kỳ cả về số tương đối (cùng kỳ đạt 34,47%) và số tuyệt đối (khoảng 81 nghìn ty đồng).

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm ước đạt 37,85% kế hoạch được giao, cao hơn cùng kỳ cả về số tương đối (cùng kỳ đạt 34,47%) và số tuyệt đối (khoảng 81 nghìn ty đồng).

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm ước đạt 37,85% kế hoạch được giao, cao hơn cùng kỳ cả về số tương đối (cùng kỳ đạt 34,47%) và số tuyệt đối (khoảng 81 nghìn ty đồng).

Tuy nhiên khối lượng vốn đầu tư công cần giải ngân từ nay đến cuối năm là khá lớn, đòi hỏi các cấp, ngành tiếp tục nỗ lực nhằm giải ngân trên 95% trong tổng kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% theo Nghị quyết của Quốc hội.

Có ý kiến cho rằng, bên cạnh các yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những khó khăn nội tại của nền kinh tế, việc giải ngân đầu tư công còn chậm là một trong những yếu tố làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP. Bộ trưởng có bình luận gì về ý kiến này.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Bối cảnh thế giới và trong nước các tháng đầu năm 2023 có nhiều khó khăn, thách thức, diễn biến nhanh, khó lường, nhất là tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát ở một số nền kinh tế lớn và sự suy giảm tăng trưởng kinh tế, đầu tư, thương mại phạm vi toàn cầu... đã làm nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó có Việt Nam - một nền kinh tế đang phát triển, có quy mô còn khiêm tốn và có độ mở lớn. Sản xuất kinh doanh, sức mua của thị trường trong nước và xuất khẩu đều gặp nhiều khó khăn, không đạt mức tăng trưởng kỳ vọng, nhất là các nhóm hàng chủ lực như điện thoại, điện tử, dệt may, da giày, thủy sản,…

8 giải pháp trọng tâm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: QH

Trước bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm, nhiều chính sách, giải pháp đã bước đầu phát huy hiệu quả, nhờ đó kết quả tăng trưởng kinh tế đã dần có sự chuyển biến tích cực, tốc độ tăng GDP quý II ước tăng 4,14%, cao hơn mức tăng của Quý I là 3,28%. Đáng chú ý là giải pháp thúc đẩy thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công bằng những hành động cụ thể như ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, công điện, thành lập các đoàn công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy giải ngân do các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính làm trưởng đoàn... đã đem lại kết quả thiết thực.

Cụ thể là: kết quả giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm ước đạt 37,85% kế hoạch được giao, cao hơn cùng kỳ cả về số tương đối (cùng kỳ đạt 34,47%) và số tuyệt đối (khoảng 81 nghìn tỷ đồng), góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế quý II và 6 tháng đầu năm. Nhiều dự án trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội đã cơ bản hoàn thiện thủ tục, đến thời điểm này tập trung triển khai thực hiện. Nhiều dự án cao tốc đã được khởi công như đường Vành đai 3 TPHCM; Vành đai 4 Hà Nội; đường cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1; các tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; khánh thành 2 tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm và Vĩnh Hảo - Phan Thiết…

Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự lãnh đạo của Đảng; sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là sự chủ động, nắm bắt tình hình, kịp thời phản ứng chính sách, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành có trọng tâm, trọng điểm, linh hoạt, hiệu quả và việc tiếp tục đẩy mạnh phân công, phân cấp gắn với trách nhiệm người đứng đầu; sự ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và sự hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công, ngay từ đầu năm đã tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 với nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ thành lập 05 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; phân công các Thành viên Chính phủ chủ trì, cùng lãnh đạo các bộ, cơ quan trung ương liên quan trực tiếp đôn đốc làm việc với các địa phương về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công,...

Với khối lượng vốn đầu tư công năm 2023 rất lớn, trên 700 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 23% so với kế hoạch năm 2022 và cũng là năm có nguồn lực lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, chúng ta có thể tin tưởng rằng, những tín hiệu tích cực từ giải ngân vốn đầu tư công trong quý 2 và trong thời gian tới sẽ là động lực rất quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế năm nay.

Vậy theo Bộ trưởng, đâu là những chính sách, giải pháp mấu chốt để giải ngân đầu tư công về đích theo kế hoạch?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Giải ngân vốn đầu tư công đóng vai trò quan trọng cả ở khía cạnh đóng góp trực tiếp trong giá trị tăng trưởng GDP của nền kinh tế, cả ở khía cạnh tác động lan tỏa đến tăng trưởng của các ngành nghề có liên quan, tạo việc làm, góp phần tăng cường an sinh xã hội, cũng như tạo nền tảng về kết cấu hạ tầng để phục vụ phát triển nhanh và bền vững trong dài hạn. Trong bối cảnh các động lực về xuất khẩu, tiêu dùng gặp nhiều khó khăn, đầu tư công được coi là động lực quan trọng kích thích tăng trưởng kinh tế.

Về giải pháp đã triển khai, trong 7 tháng đầu năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 08 Nghị quyết, 01 Chỉ thị, 05 văn bản/công điện, thành lập 05 Tổ công tác để đôn đốc, trực tiếp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, phân công Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để xử lý khó khăn, vướng mắc của các dự án, nhất là các vướng mắc về cung ứng vật liệu xây dựng, chuyển mục đích sử dụng đất rừng, giải phóng mặt bằng,…

Mặc dù vậy, Khối lượng vốn đầu tư công cần giải ngân từ nay đến cuối năm là khá lớn, đòi hỏi các cấp, ngành tiếp tục nỗ lực đáp ứng được mục tiêu giải ngân trên 95% trong tổng kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó tập trung vào các giải pháp trọng tâm, sau đây:

Một là, bám sát, quyết liệt triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, lãnh đạo các Bộ, ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác giải ngân vốn đầu tư công; giao từng Lãnh đạo Bộ, Cơ quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh trực tiếp phụ trách từng nhóm dự án cụ thể để kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, đẩy mạnh thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công.

Ba là, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật đầu tư công để cắt giảm thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đầu tư công, nhất là khó khăn về giải phóng mặt bằng, nguyên nhiên vật liệu cho các dự án.

Bốn là, đẩy mạnh giải ngân đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Chủ động rà soát, đánh giá khả năng thực hiện và giải ngân của từng dự án để có phương án điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án giải ngân tốt còn thiếu vốn trong nội bộ của bộ, cơ quan, địa phương theo quy định.

Năm là, thực hiện điều hoà vốn giữa Chương trình phục hồi kinh tế – xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 theo quy định tại Nghị quyết số 93/2023/QH15 của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bảo đảm thực hiện hết toàn bộ số vốn của Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023.

Sáu là, có chế tài xử lý nghiêm các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, thiếu trách nhiệm làm chậm tiến độ giao vốn, điều chỉnh vốn, thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công; thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.

Bảy là, cần khẩn trương tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định cụ thể, đủ thẩm quyền để thể chế hóa chủ trương bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Tám là, tăng cường kiểm tra, giám sát; duy trì hoạt động của 05 Tổ công tác theo Quyết định số 235/QĐ-TTg, duy trì cơ chế hằng quý Thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn theo Quyết định số 435/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Dự báo của Bộ trưởng về tăng trưởng GDP của nước ta năm 2023; đầu tư công sẽ đóng góp như thế nào về tốc độ tăng trưởng GDP?

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được Quốc hội giao, trên cơ sở kết quả quý II và 6 tháng đầu năm, dự báo bối cảnh, tình hình các tháng cuối năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Chính phủ các kịch bản về tăng trưởng GDP cả năm 2023. Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm là 6,5% theo Nghị quyết của Quốc hội đề ra thì những tháng cuối năm đòi hỏi sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn của toàn hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp, phát huy hiệu quả mọi chính sách, nguồn lực, tận dụng tối đa các cơ hội, phấn đấu tối đa để kết quả cao nhất theo mục tiêu đã đề ra.

Do đó, đề nghị các bộ, ngành, chính quyền địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, thúc đẩy các động lực tăng trưởng về tiêu dùng trong nước, đầu tư, xuất khẩu. Đồng thời tháo gỡ khó khăn, phát triển bền vững các thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, lao động. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tuyệt đối không ban hành chính sách, quy định mới làm phát sinh chi phí, thủ tục, thời gian trái quy định hoặc không cần thiết cho doanh nghiệp, người dân.

Cùng với các chính sách hỗ trợ tăng trưởng nêu trên, cần triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra ngay từ đầu năm, sớm đưa các dự án, công trình giao thông trọng điểm vào khai thác, tiếp tục khẳng định vai trò đầu tư công là "vốn mồi thu hút thêm các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, tạo động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các quý tiếp theo và của cả năm 2023".

Xin cảm ơn Bộ trưởng!


Theo Hồng Anh

Nhà đầu tư

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên