8 loại thực phẩm giúp tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống cảm lạnh vào mùa đông hiệu quả mà bếp nhà nào cũng có sẵn
Vào mùa đông, người có sức đề kháng kém rất dễ bị ốm. Tuy không nguy hiểm tới tính mạng hay để lại biến chứng gì nặng nề nhưng cảm lạnh khiến người bệnh vô cùng khó chịu, mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến năng suất học tập và làm việc.
- 04-02-2018Giật mình với loại "thịt hoa anh đào" nổi tiếng của xứ sở mặt trời mọc
- 04-02-2018Nếu không thức dậy lúc 5 giờ sáng để đánh bại "con zombie" lười biếng của chính mình, thì bạn là người không có đam mê!
- 03-02-201812 loại thực phẩm nhớ đừng để lâu trong tủ lạnh
Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc với nguồn gây bệnh thì bạn có thể sử dụng nhiều loại thực phẩm để tăng sức đề kháng. 8 loại thực phẩm dưới đây được các chuyên gia khuyên rằng chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng tốt trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa bệnh cảm lạnh.
1. Tỏi
Khoa học giờ đây đã công nhận tác dụng chữa cảm lạnh của thứ gia vị rất được ưa chuộng này. Trong một nghiên cứu đăng tải trên tờ The Cochrane Library, người trưởng thành dùng giả dược bị cảm nhiều gấp 3 lần so với người dùng thực phẩm bổ sung tỏi mỗi ngày. Hơn thế, nhóm dùng giả dược cũng bị cảm lâu hơn gấp 3 lần so với nhóm dùng tỏi. Theo các nhà khoa học, tác dụng trị cảm của tỏi xuất phát từ hợp chất allicin, có tác dụng chặn enzyme vốn giữ vai trò quan trọng trong các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây ra.
2. Thịt bò
Nếu bạn muốn tăng cường hệ miễn dịch, hãy ăn thịt bò. Theo Alissa Rumsey - người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn kiêng chia sẻ: “Thịt bò là một nguồn kẽm tốt, và kẽm rất quan trọng trong sự phát triển của bạch cầu bảo vệ cơ thể chúng ta”. Các nghiên cứu cho thấy thiếu kẽm làm suy giảm chức năng miễn dịch và phản ứng của cơ thể. Thêm vào đó, loại protein bổ sung mà bạn nhận được từ việc ăn thịt bò hỗ trợ cơ thể xây dựng kháng thể và chống lại nhiễm trùng.
3. Khoai lang
Mặc dù khoai lang có thể không được coi là thực phẩm có thể trực tiếp đẩy lùi bệnh cảm lạnh, nhưng chúng là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của bề mặt niêm mạc.
Ramsey nói: “Chúng bao gồm bề mặt bên trong mũi, đường tiêu hóa cũng như làn da của bạn. Làn da có thể không được coi như một phần của hệ thống miễn dịch, nhưng làn da là hàng phòng thủ đầu tiên của cơ thể, nó giúp cho sự nhiễm trùng không thể xâm nhập vào cơ thể bạn được. Giữ lớp niêm mạc của bạn luôn khỏe mạnh là chìa khóa để đẩy lùi sự lây nhiễm”.
4. Củ nghệ
Một trong những gia vị gần đây được rất nhiều người ưa chuộng cả trong nấu ăn và chữa bệnh đó là của nghệ. Nghệ là một loại củ màu vàng, bột nghệ thường được dùng trong các món cà ri, con có thể chữa bệnh dạ dày, đắp mặt nạ... Nó có tính chất chống oxy hóa cao và được coi là chất chống viêm tự nhiên.
Anita Mirchandani – người phát ngôn của Hiệp hội Dinh dưỡng Bang New York nói rằng: “Nếu bạn dùng thứ gia vị này hàng ngày, nó sẽ giúp làm giảm thải các chất độc khỏi cơ thể. Người ta đã chứng minh rằng những người ăn đồ ăn chế biến với nhiều nghệ thường ít bị cảm lạnh, ho và ngạt mũi”.
5. Rau có lá màu xanh đậm
Những loại rau có lá màu xanh đậm như rau ngót, cải ngọt, cải xoăn, súp lơ,... cũng là nguồn cung cấp vitamin giúp chống lại bệnh cảm lạnh. Theo Ramsey, một số nghiên cứu cho thấy nếu bạn thường xuyên cung cấp đủ lượng Vitamin C, nó có thể làm giảm thời gian “hoành hành” của bệnh cảm lạnh. Mirchandani khuyên rằng ăn rau xào kết hợp với các loại gia vị và thực phẩm lành mạnh khác như tỏi, nghệ... sẽ mang lại hiệu quả cực tốt. Salad rau cũng được coi như là một món ăn tuyệt vời.
Hãy nhớ rằng rau càng có màu đậm thì chất dinh dưỡng càng cao. Những loại rau này còn có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa; giảm căng thẳng, mệt mỏi; giảm nguy cơ ung thư và loãng xương.
6. Sữa chua
Còn nhóm nào tốt hơn để tiến hành thí nghiệm kiểm tra hiệu quả của một phương thuốc trị cảm lạnh so với 200 sinh viên thiếu ngủ, bị stress, sống trong ký túc xá chật chội? Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí British Journal of Nutrition đã làm đúng như vậy. Họ xem xét cách thức tác động của một lộ trình dùng thực phẩm bổ sung lợi khuẩn trong 12 tuần lên thời gian và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cảm ở 198 sinh viên, cũng như ảnh hưởng của triệu chứng cảm lên cuộc sống thường ngày của họ.
Kết quả thật ấn tượng: Những người có "vi khuẩn tốt" trong người hồi phục nhanh hơn 2 ngày so với nhóm còn lại. Triệu chứng cảm họ mắc nhẹ hơn 34% và chỉ phải nghỉ nửa số buổi học (15 trong số 34 buổi).
7. Cá hồi
Vitamin D được xem như là một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng để chống lại cảm lạnh và cảm cúm, nhất là trong những ngày lạnh. Vì vậy điều quan trọng là nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi hoang dã. Nghiên cứu cho thấy những người có mức vitamin D khỏe mạnh có tỉ lệ bị nhiễm trùng đường hô hấp ít hơn so với những người thiếu hụt chất dinh dưỡng này. Nếu bị cảm, họ cũng sẽ nhanh khỏi hơn và cảm thấy tốt hơn sau khi bị bệnh.
8. Súp gà
Thực tế đã nhiều lần chứng minh hiệu quả tuyệt vời của món súp gà thơm ngon với bệnh cảm lạnh thông thường. Theo một nghiên cứu đăng trên American Journal of Therapeutics, năng lượng chữa bệnh của súp gà có được là nhờ carnosine, một hợp chất tìm thấy trong ức gà và nước dùng ninh từ gà. Hợp chất này giúp hệ miễn dịch của cơ thể chống lại những triệu chứng cảm thông qua ức chế việc giải phóng tế bào nitric oxide (NO) gây viêm.
Một điểm bất tiện là hiệu quả giảm triệu chứng cảm của món này chỉ phát huy tốt khi bạn ăn cả một bát súp lớn.
Daily Burn