8 mẹo "thắt lưng buộc bụng" để cầm cự qua mùa dịch: Gia đình nào cũng nên biết để cân đối thu chi
Trong thời buổi suy thoái này, cuộc sống sẽ càng khó khăn hơn nếu không có tiền. Do đó, bạn phải lên kế hoạch chi tiêu kỹ lưỡng để đảm bảo mình luôn có đủ tiền để sống sót qua đại dịch Covid-19.
- 30-04-2020Covid-19 đã chứng minh ngồi ở nhà cũng "hái ra tiền": Công thức 20-20-10-10-40 đơn giản này là bí kíp cho ai muốn làm giàu từ "mỏ vàng Internet"
- 30-04-2020Lá thư cha gửi con trai sợ khó, ngại khổ: Tuổi trẻ hãy bán sức lao động của mình ở nơi người ta muốn mua với giá tốt nhất và biến mình trở nên đáng tiền!
- 29-04-2020Biết bao người bị ĐẦU ĐỘC bởi câu nói "Tiền là thứ kiếm ra chứ không phải tiết kiệm mà ra": Muốn sống khoẻ, nhất định phải TIẾT KIỆM
Tiền nong là thứ mà mọi người luôn phải nghĩ ngợi mỗi ngày, gần như 24/7. Khi dịch Covid-19 bùng phát, kéo theo nền kinh tế suy thoái, việc làm thế nào để chi tiêu khôn ngoan lại càng trở nên quan trọng hơn.
Dưới đây là 10 hành động “thắt lưng buộc bụng” mà các chuyên gia tài chính khuyên chúng ta nên làm trong thời điểm khó khăn này.
Ghi chép lại những thứ mình đã mua
Nếu không phải là người giỏi tiết kiệm, bạn có thể lừa bản thân bằng cách giấu tiền đi.
Trong thời điểm mà thị trường lao dốc như hiện giờ, bạn nên bỏ tiền vào quỹ tiết kiệm để không phung phí vào những món đồ vô bổ, sau đó dùng tiền đó đi đầu tư.
Để làm điều này, bạn nên liệt kê những món đồ bạn hay mua trong cơn bốc đồng. Việc này không có gì phức tạp, chỉ gồm vài cột ghi lại tên, giá tiền, ngày định mua và một tấm ảnh hoặc đường link mua hàng. Thay vì mua những thứ mình không cần, bạn có thể thêm nó vào bảng thống kê, quy đổi sang giá trị tiền tương đương, rồi bỏ số tiền đó vào một quỹ tương hỗ. Làm như vậy, bạn sẽ “lừa” não bộ đầu tư thay vì chi tiêu.
Kiểm soát chi tiêu
Khi kinh tế suy thoái, việc kiểm soát chi tiêu là đặc biệt cần thiết. Khi biết tiền của mình được tiêu vào đâu mỗi tháng, bạn sẽ dễ dễ điều chỉnh lại thói quen chi tiêu của mình khi có biến cố bất ngờ xảy ra.
Không để ý quá nhiều về số dư đầu tư
Hiện nay, nhiều người lựa chọn cách đầu tư bằng phần mềm tự động vì sự thông minh của các thuật toán. Tiền sẽ được gửi tới các loại quỹ, sau đó máy tính sẽ giúp bạn đưa ra quyết định, dựa trên mức độ rủi ro, ưu tiên phân bố tài sản, độ tuổi và lời khuyên của các chuyên gia tài chính.
Đa số những người này đều là “các nhà đầu tư cảm tính”, vì thế họ không nên nhìn vào số dư đầu tư của mình trong mùa dịch Covid-19. Điều này sẽ giúp họ tránh đưa ra những quyết định sai lầm hay lo lắng quá mức khi khủng hoảng xảy ra.
Cập nhật di chúc
Đại dịch Covid-19 là lời nhắc nhở cho tất cả mọi người: Chúng ta không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra. Vì thế, bạn nên cập nhật di chúc thường xuyên, đặc biệt trong thời điểm này để đảm bảo cuộc sống của con cái và người thân sau này.
Không bán cổ phiếu
Khi thị trường lao dốc, mọi người thường sợ hãi mà bán tháo cổ phiếu. Tuy nhiên, “sau cơn mưa trời lại sáng”, đến một lúc nào đó thị trường sẽ phục hồi trở lại. Do đó, đây là lúc mà người nên tích trữ thêm cổ phiếu vì chúng có giá rẻ hơn rất nhiều.
Tiết kiệm nhiều hơn
Vì dịch Covid-19, nhiều người đã phải hủy bỏ các dự định du lịch, hội họp, ăn uống của mình, đù đã để dành tiên cho những mục này. Nếu cũng rơi vào tình trạng này, bạn nên chuyển các khoản tiền chưa dùng đó vào quỹ tiết kiệm, hoặc dùng nó để mua các nhu yếu phẩm, nâng cấp đồ dùng gia đình như tủ lạnh, máy rửa bát...
Mua và trích trữ thực phẩm số lượng lớn
Bạn nên lấp đầy tủ lạnh với đủ các loại thịt, bánh mì, súp tự làm… để không phải đi mua sắm quá nhiều lần, hạn chế tiếp xúc nơi đông người. Thói quen này cũng sẽ khuyến khích bạn chăm chỉ nấu nướng tại nhà hơn, vừa tiết kiệm đáng kể tiền bạc, vừa đảm bảo ăn uống lành mạnh.
Chăm chỉ làm việc hơn
Đây là lúc bạn nên dành nhiều thời gian hơn cho công việc và những dự án đang bỏ dở, chừng nào chúng giúp bạn kiếm thêm tiền. Tình hình suy thoái có thể sẽ kéo dài lâu, vậy nên bất cứ đồng tiền nào chúng ta kiếm thêm được đều rất quý giá.
(Theo MoneyTalkNews)
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19