8 năm chơi poker kiếm được 3,8 triệu USD, người đàn ông dốc hết tiền khởi nghiệp tạo nên 'kỳ lân' giao hàng Lalamove, trở thành tỷ phú đôla ở tuổi 44
Ít người biết, nhà sáng lập tỷ phú của Lalamove từng là tay chơi poker chuyên nghiệp.
- 31-03-2023Dở khóc dở cười chuyện đầu tư vào Nhà Táo của tỷ phú Phố Wall: Đầu tư từ lúc 25 cent/cổ nhưng chốt lời quá sớm, hai lần vừa ‘thoát hàng’ thì giá cổ phiếu tăng gấp bội
- 30-03-2023Từng “nổi đình nổi đám” khi mua ngôi nhà đắt nhất Hồng Kông, tỷ phú Trung Quốc ê chề khi bị ngân hàng tịch thu căn biệt thự 271 triệu USD
- 29-03-2023Gia tộc Redbull: Nhà sáng lập tay trắng thành tỷ phú, mỗi năm thu về tỷ USD nhờ bán nước tăng lự
Chow Shing Yuk – một cựu tay chơi poker chuyên nghiệp, học kinh tế tại Stanford vừa gia nhập danh sách tỷ phú thế giới của Forbes. Điều đáng nói là, câu chuyện thành công của Chow không phải nhờ may mắn.
Trong suốt 1 thập kỷ qua, Chow, 44 tuổi đã dần xây dựng Lalamove thành gã khổng lồ logistic và giao hàng. Danh sách các nhà đầu tư của Lalamove (công ty mẹ là Lalatech) gồm cả Sequoia Trung Quốc và Hillhouse Capital. Vào tuần này, công ty của Chow đã nộp hồ sơ IPO ở Hong Kong và tài liệu tiết lộ Chow sở hữu 25% cổ phần công ty thông qua một quỹ uỷ thác gia đình. Dựa trên số cổ phần và quá trình bán cổ phiếu ban đầu, Forbes ước tính tổng tài sản của Chow vào khoảng 2,2 tỷ USD – biến anh thành tỷ phú startup hiếm hoi của Hong Kong.
Vòng huy động vốn tư nhân mới nhất của Lalatech là vào tháng 11/2021, huy động được 230 triệu USD – thời điểm bong bóng startup bùng nổ. Theo một báo cáo bởi Information, vòng này định giá Lalatech ở mức 13 tỷ USD. Kể từ sau đó, nhiều startup chứng kiến giá trị giảm mạnh trong bối cảnh lãi suất tăng và nỗi lo sợ suy thoái. Bản cáo bạch IPO của công ty tiết lộ rằng Chow đã bán 2,17 triệu cổ phiếu Lalatech cho Tencent với giá 100 triệu USD vào tháng 12, định giá công ty quanh mức 7,8 tỷ USD. Hiện Lalatech chưa phản hồi với Forbes về những thông tin kể trên.
Việc nộp hồ sơ IPO của Lalatech tới gần 2 năm sau khi họ tuyên bố tự tin IPO ở Mỹ với kỳ vọng huy động hơn 1 tỷ USD.
Ngoài Sequoia China, Hillhouse và Tencent, những nhà đầu tư khác của Lalatech gồm cả công ty bảo hiểm FWD Group của tỷ phú Richard Li, ông trùm bất động sản Adrian Cheng, Shunwei Capital của CEO Xiaomi là Lei Jun, gã khổng lồ giao đồ ăn Trung Quốc Meituan….
Chow là Chủ tịch kiêm CEO Lalatech từ năm 2013. Anh định hướng Lalatech số hoá toàn bộ quá trình đặt đơn vận chuyển hàng hoá. Ứng dụng mobile của công ty kết nối mọi người và doanh nghiệp với nhà cung ứng giao rau củ, nội thất và thậm chí cả thú cưng.
Lalatech hoạt động dưới thương hiệu Lalamove ở Hong Kong và Đông Nam Á và hoạt động dưới tên Huolala ở Trung Quốc đại lục. Công ty lần đầu tiên ra mắt tại Hong Kong vào năm 2013 và sau đó mở rộng sang những thị trường khác. Họ tập trung vào phát triển ở Đông Nam Á và châu Mỹ latin và đang lên kế hoạch tấn công thị trường Trung Đông vào những năm tới.
Công ty nói trong bản cáo bạch rằng trong nửa đầu năm ngoái, họ là nền tảng giao dịch hậu cần "end-to-end " (trọn gói cho doanh nghiệp từ vận chuyển đầu vào đến đầu ra đến tay khách hàng) lớn nhất thế giới tính theo tổng giá trị giao dịch, với thị phần 43,5%. Con số này gấp 3,5 lần so với thị phần của công ty ở vị trí số 2 là Uber Freight – chi nhánh thuộc Uber.
Lalatech – công ty tập trung vào các đơn giao hàng trong cùng thành phố đang nỗ lực thu hẹp lỗ ròng gần 96% so với năm trước xuống 93 triệu USD vào năm 2022. Trong cùng kỳ, công ty ghi nhận doanh thu tăng 23% lên 1 tỷ USD với mảng kinh doanh tại Trung Quốc đại lục đóng góp hơn 90% tổng doanh thu.
Lalatech cho biết có tốc độ tăng trưởng ổn định là nhờ mạng lưới đại lý và nhà cung cấp khổng lồ mà họ xây dựng trong những năm qua. Cuối năm ngoái, Lalatech nói rằng họ có hơn 7 triệu nhà cung cấp được xác thực trong mạng lưới và hơn 11 triệu thương nhân sử dụng nền tảng trung bình mỗi tháng.
Công ty này cũng có mặt ở 400 thành phố và trên 11 thị trường gồm cả Bangladesh, Brazil, Indonesia, Malaysia, Mexico, Singapore, Thái Lan, Philippines và Việt Nam. Mạng lưới của Lalatech cho phép công ty này tạo ra nhiều thu nhập hơn từ phí thành viên và hoa hồng từ các nhà cung cấp.
Chow lớn lên trong nghèo khó, anh xin được học bổng du học Mỹ sau khi đạt thành tích cao trong kỳ thi cấp 3. Sau khi tốt nghiệp và có bằng kinh tế từ Đại học Stanford, Chow bắt đầu sự nghiệp tại công ty tư vấn Bain & Co.
Tuy nhiên, sau khi dành phần lớn thời gian làm việc để chơi poker online, Chow quyết định nghỉ việc để thử sức đánh bài trực tuyến chuyên nghiệp. Trong 8 năm làm tay chơi poker chuyên nghiệp, Chow kiếm được 3,8 triệu USD.
Năm 2013, Chow sử dụng số tiền chơi poker thắng để khởi nghiệp Lalatech với các đồng sáng lập Gary Hui và Matthew Tam. Nguồn cơn khiến anh muốn thành lập Lalatech là bởi trải nghiệm khó chịu khi sử dụng tổng đài để đặt dịch vụ giao hàng. Trong 1 bài phỏng vấn, Chow từng tiết lộ tham vọng của anh là biến Latatech đồng nghĩa với việc giao hàng.
Nguồn: Forbes
Trung Quốc vẫn giữ danh hiệu là quê hương của nhiều tỷ phú nhất dù thế giới ‘bớt’ giàu hơnNhịp sống thị trường