Trung Quốc vẫn giữ danh hiệu là quê hương của nhiều tỷ phú nhất dù thế giới ‘bớt’ giàu hơn
969 tỷ phú vẫn đang sống ở Trung Quốc.
- 28-03-2023Lộ diện câu lạc bộ đi tìm sự bất tử, mọi thành viên đều phải có ít nhất 100 triệu USD, có cả tỷ phú đôla nổi tiếng
- 24-03-2023229 tỷ phú Trung Quốc ‘biến mất’, chuyện gì đã xảy ra?
- 20-03-2023Tỷ phú Musk: Nếu bị bắt, ông Trump sẽ thắng áp đảo cuộc bầu cử Tổng thống 2024
Trung Quốc vẫn giữ danh hiệu là nơi có nhiều tỷ phú nhất vào năm ngoái mặc dù những người giàu nhất thế giới đã mất 10% tài sản của họ trong bối cảnh thị trường chứng khoán lao dốc và chiến dịch quân sự tại Ukraine, theo một báo cáo mới.
Danh sách người giàu toàn cầu năm 2023 mới nhất của JDYD Liquor-Hurun tiết lộ số lượng tỷ phú đã giảm 269 người xuống còn 3.112 người trên toàn cầu, trong đó Trung Quốc chiếm phần lớn số lượng giảm.
Tài sản của các tỷ phú Trung Quốc nhìn chung đã giảm 15%, với 164 cá nhân bị loại khỏi danh sách, nhưng 969 người vẫn còn trụ lại.
Con số đó đã giúp Trung Quốc giữ vị trí số 1, tiếp theo là Mỹ với 691 tỷ phú. Ấn Độ ở vị trí thứ 3 với 187 tỷ phú trong khi Đức vượt qua Vương quốc Anh để đứng thứ tư với 144 tỷ phú.
Những người giàu có ở châu Á chiếm 2/5 số tỷ phú thế giới, chiếm tổng cộng 39% tài sản toàn cầu trị giá 13,7 nghìn tỷ USD.
Nhà nghiên cứu chính và chủ tịch của tổ chức nghiên cứu kinh doanh xếp hạng các cá nhân giàu có ở Trung Quốc và trên thế giới Hurun tên là Rupert Hoogewerf cho biết: “Lãi suất tăng, đồng đô la Mỹ tăng giá, bong bóng công nghệ do COVID bùng nổ và tác động liên tục của xung đột Nga-Ukraine, tất cả kết hợp lại đã làm tổn thương thị trường chứng khoán.”
Người đàn ông giàu nhất Trung Quốc là Zhong Shanshan - người sáng lập công ty nước giải khát Nongfu Spring và là chủ sở hữu phần lớn của một doanh nghiệp dược phẩm - có giá trị tài sản ròng ước tính là 69 tỷ USD. Ông đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới.
Người sáng lập Amazon là Jeff Bezos đã chứng kiến tài sản của mình giảm 70 tỷ USD trong khi hai nhà sáng lập Google đã giảm tổng cộng 85 tý USD. Vị trí của Elon Musk trở nên “trồi sụt” chủ yếu là do giá trị của công ty xe điện giảm. Musk đã mua Twitter vào tháng 10 năm ngoái bằng cách bán số cổ phiếu Tesla trị giá 23 tỷ USD của mình.
Hàng tiêu dùng xa xỉ đã vượt qua hầu hết các lĩnh vực khác với một năm kỷ lục. 3 trong số 10 người giàu nhất thế giới kiếm tiền từ lĩnh vực này. Các tỷ phú trong ngành hàng tiêu dùng đã chứng kiến tài sản tích lũy của họ tăng 17% và chiếm phần lớn trong số những người giàu nhất thế giới.
Gautam Adani - người sáng lập tập đoàn đa quốc gia Adani Group - đã tụt 11 bậc trong bảng xếp hạng khi mất 35% tài sản của mình, theo báo cáo tính toán thứ hạng dựa trên dữ liệu ngày 16 tháng 1. Adani đã lỗ 28 tỷ USD vào năm ngoái, trước khi Tập đoàn Adani bị bán tháo sau các cáo buộc gian lận kế toán và thao túng cổ phiếu.
Một người giàu hơn đáng kể ở châu Á là Huang Zheng, thường được gọi là Colin Huang. Ông là người sáng lập công ty bán lẻ trực tuyến Pinduoduo. Tài sản của ông đã tăng 63% lên ước tính 31 tỷ USD trong một năm khi Trung Quốc thực hiện các biện pháp phong toả để chống đại dịch Covid-19 khiến hoạt động mua sắm trực tuyến phát triển mạnh mẽ.
Theo báo cáo, New York đã vượt qua Thượng Hải để trở thành thành phố được người giàu ưa thích thứ hai để sinh sống. Bắc Kinh vẫn giữ vị trí số 1.
Hoogewerf nói: “Thật dễ hiểu lý do tại sao Mỹ và Trung Quốc lại quan trọng về mặt kinh tế như vậy. Họ có hơn một nửa số tỷ phú trên thế giới. Hệ sinh thái khởi nghiệp cần những tấm gương và nguồn cảm hứng để bắt đầu và phát triển.”
Tham khảo Nikkei Asia
Nhịp Sống Thị Trường