Từng “nổi đình nổi đám” khi mua ngôi nhà đắt nhất Hồng Kông, tỷ phú Trung Quốc ê chề khi bị ngân hàng tịch thu căn biệt thự 271 triệu USD
Nằm giữa khu Peak sang trọng của Hồng Kông, dinh thự trị giá 271 triệu USD của nhà tài phiệt đình đám vừa bị ngân hàng tịch thu.
- 29-03-2023Bí mật đen tối của gia tộc Redbull: Ông nội tay trắng thành tỷ phú, cháu đích tôn ăn chơi sa đọa, được mệnh danh là 'người thừa kế không thể đụng đến' ở Thái Lan
- 29-03-2023Trung Quốc vẫn giữ danh hiệu là quê hương của nhiều tỷ phú nhất dù thế giới ‘bớt’ giàu hơn
- 28-03-2023Lộ diện câu lạc bộ đi tìm sự bất tử, mọi thành viên đều phải có ít nhất 100 triệu USD, có cả tỷ phú đôla nổi tiếng
- 24-03-2023229 tỷ phú Trung Quốc ‘biến mất’, chuyện gì đã xảy ra?
Vụ việc xảy ra chỉ vài năm sau khi Chen Hongtian, chủ tịch của công ty đầu tư Cheung Kei Group có trụ sở tại Hồng Kông, mua lại căn nhà này trong một thương vụ đình đám. Tuy nhiên, tài sản của Chen liên tiếp bốc hơi trong những tháng gần đây. Ông này mất khoảng 1,4 tỷ USD.
Ngoài căn biệt thự, một căn hộ khác cảu vị tỷ phú này ở Tòa nhà Opus do Frank Gehry thiết kế và trung tâm thương mại Cheung Kei ở khu vực Hung Hom của Hồng Kông cũng bị thu giữ.
Tài liệu chính thức cho thấy dinh thự 271 triệu USD bị Ngân hàng East Asia Ltd. tịch thu. Căn hộ ở Opus thuộc về Ngân hàng Communications còn trung tâm thương mại Cheung Kei bị tịch thu bởi Hang Seng Bank Ltd.
Cơn bĩ cực của ông Chen tiếp tục hé lộc cuộc khủng hoảng thanh khoản mà các ông trùm bất động sản Trung Quốc phải đối mặt. Chen cũng “ngồi cùng mâm” với nhiều ông trùm khác khi đánh mất quyền kiểm soát đế chế bất động sản do mình dựng lên.
Tuy nhiên, đó chưa phải tất cả những vấn đề mà vị tỷ phú Trung Quốc gặp phải. Lloyds Banking Group Plc đang rao bán các khoản vay của Chen được thế chấp bởi Tòa tháp văn phòng ở Canary Wharf, trung tâm tài chính của Thủ đô London, Anh. Khoản vay khác, được thế chấp bằng một tòa nhà gần đó, cũng đã chính thức quá hạn. Doanh nghiệp nhận thế chấp rao bán nó với giá 250 triệu bảng, thấp hơn nhiều so với giá 410 triệu USD mà tập đoàn này đã mua vào năm 2017.
Ông Chen, 60 tuổi, bắt đầu sự nghiệp kinh doanh bằng cách kết hợp các doanh nghiệp ông này sở hữu ở Hồng Kông với các công ty ở Thâm Quyến trong những năm 1990, thời điểm Trung Quốc đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường. Tập đoàn này sau đó chuyển hướng sang bất động sản và đầu tư tài chính từ thành quả gặt hái được ở lĩnh vực dệt may.
Trước khi lâm vào tình cảnh bi đát như hiện nay, ông Chen sở hữu 10 tháp văn phòng và khách sạn trên toàn thế giới. Ông này cũng có lượng lớn cổ phần trong các công ty khác, bao gồm cả một doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất rượu.
Tham khảo: Bloomberg
Nhịp sống Thị trường