9 cách để làm hệ tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru hơn, ngăn chặn tình trạng tích trữ mỡ thừa
Chỉ với 9 cách đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây là bạn đã có thể cải thiện hệ tiêu hóa và chắc chắn cơ thể sẽ thầm cảm ơn bạn vì điều này.
- 15-12-20204 loại thực phẩm được xem là “đồng phạm” với tế bào ung thư, xếp thứ 4 là món khoái khẩu của nhiều bạn trẻ
- 15-12-2020Nên ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày?
- 15-12-2020Người có bệnh về tuyến giáp nên lưu ý 5 điều trong việc ăn uống để bệnh không tiến triển nặng
1. Ngủ nghiêng về bên trái
Dạ dày và tuyến tụy nằm ở phía bên trái của cơ thể, chúng là một phần của hệ thống tiêu hóa. Nếu nằm nghiêng về phía này thì thức ăn từ dạ dày sẽ đi xuống ruột non dễ dàng hơn. Đồng thời, nó cũng giúp tăng cường quá trình giải phóng các enzyme tuyến tụy, chịu trách nhiệm phân hủy thức ăn tồn đọng. Đồng thời, thói quen ngủ nghiêng về bên trái cũng làm giảm nguy cơ bị ợ chua.
2. Ăn nhiều chất xơ và thực phẩm lên men
Chất xơ giúp chúng ta đi đại tiện đều đặn và bình thường. Hầu hết các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng chứa ít đường, chất béo và calo, vì vậy chúng thường lành mạnh hơn.
Yến mạch, đậu hoặc trái cây là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Bạn cũng có thể thêm thực phẩm lên men vào chế độ ăn uống của mình. Một số loại sữa chua trắng có chứa men vi sinh cũng là vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bạn.
3. Tránh tiêu thụ thức ăn khó tiêu hóa
Thức ăn nhiều dầu mỡ như bánh mì kẹp phô mai, khoai tây chiên hoặc bánh pizza có thể khiến bạn bị đầy hơi trong nhiều giờ vì cơ thể cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Loại thực phẩm này cũng có thể làm tăng khí dạ dày, chuột rút hoặc khó tiêu nên tốt nhất bạn không nên tiêu thụ thường xuyên.
4. Đừng để bị phân tâm khi đang ngồi ăn
Khi bạn vừa ăn vừa đi bộ, bạn sẽ có xu hướng tiêu thụ thức ăn nhiều hơn. Còn nếu ăn khi ngồi xuống, quá trình lưu thông máu sẽ được cải thiện. Ngay cả việc bắt chéo chân cũng có nhiều lợi ích hơn vì nó làm giảm huyết áp xung quanh tim và cho phép tiêu hóa thức ăn thích hợp. Vì vậy, đừng để bị phân tâm khi đang ngồi ăn mà hãy tập trung vào bữa ăn của mình nhé!
5. Uống nước để chống táo bón
Nước giúp phân hủy thực phẩm mà chúng ta ăn để cơ thể có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết tốt hơn. Thế nên, hãy cố gắng uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để ngăn nguy cơ táo bón xảy ra.
6. Thử các tư thế yoga khác nhau
Yoga làm tăng cường quá trình lưu thông máu xuyên suốt khắp cơ thể nên chỉ cần dành 15 phút tập yoga mỗi ngày là bạn đã có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Buổi sáng là thời điểm lý tưởng để tập yoga, nhưng đừng cố tập những tư thế quá nặng ngay sau khi bạn đã ăn no nếu không muốn gặp phải tình trạng buồn nôn.
7. Ăn vào những giờ cụ thể trong ngày
Việc ăn uống không đều đặn có thể làm tăng một số nguy cơ về sức khỏe và nó cũng có thể khiến bạn tăng thêm vài cân. Nếu lịch trình của bạn quá bận rộn, hãy cố gắng chuẩn bị bữa ăn trước thời gian và ăn đúng giờ tại văn phòng.
8. Thiền định và kiểm soát căng thẳng
Nếu chúng ta căng thẳng, cơ thể sẽ cảm thấy áp lực và nó làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này dẫn đến tình trạng đầy hơi, chuột rút, khó tiêu hoặc táo bón. Nó cũng có thể có tác dụng ngược lại và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng đi vệ sinh thường xuyên.
Khi bị căng thẳng nhiều, hãy thử ngồi thiền hoặc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc từ ngày này sang ngày khác. Đừng cố ôm đồm nhiều thứ vì sức khỏe của bạn quan trọng hơn bất cứ thứ gì.
9. Thử phương pháp thở 4-7-8
Phương pháp này có thể kiểm soát cảm giác thèm ăn, cải thiện giấc ngủ và giảm mức độ lo lắng. Tất cả những gì bạn cần làm là hít vào trong 4 giây, giữ hơi thở của bạn thêm 7 giây, sau đó thả lỏng người ra hoàn toàn trong 8 giây. Bạn nên thực hiện phương pháp này tổng cộng 4 lần.
Hãy nhớ lắng nghe những điều mà cơ thể bạn đang cố gắng nói với bạn. Nếu các triệu chứng như chuột rút dữ dội, đau dạ dày hoặc chướng bụng nghiêm trọng kéo dài trong vài ngày, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Nguồn và ảnh: Brightside
Tổ quốc