90% phụ nữ bị ung thư phổi đều có một nguyên nhân chung, nhưng chúng ta vẫn phạm phải nó hằng ngày
Không phải thuốc lá, đây mới là nhân tố hàng đầu gây ung thư cho nữ giới. Đáng nói là chúng ta vẫn tiếp xúc với nó hằng ngày mà không hề hay biết.
- 27-10-20212 thực phẩm "không đội trời chung" với bệnh dạ dày, trị bách phát bách trúng, chăm ăn mỗi ngày còn giảm ngay nỗi lo ung thư
- 27-10-2021Bác sĩ ĐH Y giải đáp thắc mắc, bị ung thư có được tiêm vắc-xin Covid-19: Rất cần thiết với những bệnh nhân đáp ứng được điều kiện này
- 25-10-2021Gia đình 4 người đều bị ung thư vì thói quen sinh hoạt nhiều người mắc: Chúng ta đang sống chung với chất gây ung thư mạnh nhất, độc gấp 68 lần asen mà không biết
Cô Trương năm nay mới ngoài 40 tuổi, gần đây thường xuyên bị ho, cô cứ nghĩ là do cảm lạnh nên không quan tâm lắm. Tuy nhiên, sau một thời gian, cơn ho không những không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn, thậm chí cô còn bị đau tức ngực và thỉnh thoảng ho ra máu, nghe lời khuyên của người nhà, cô đã đến bệnh viện để kiểm tra.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán cô Trương bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Điều này khiến cô và cả gia đình vô cùng hoang mang, tự hỏi làm thế nào cô có thể bị ung thư phổi, thậm chí chồng cô đã bỏ thuốc cách đây 10 năm, làm sao chuyện này có thể xảy ra.
Hóa ra, trong cuộc sống hàng ngày, khi nấu nướng, cô Trương nghĩ bật máy hút mùi sẽ tốn kém nên chỉ mở cửa sổ dù mùi dầu mỡ luôn khiến nhà cô rất nặng mùi. Gia đình đã nhiều lần khuyên nhủ nhưng cô vẫn không nghe, về lâu dài, cô hít phải khói dầu, cuối cùng dẫn đến ung thư phổi.
Trên thực tế, đây chỉ là một trong số rất nhiều những trường hợp phụ nữ mắc ung thư phổi vì khói dầu. Chúng ta đều biết rằng nhiệt độ sôi của dầu là 300 độ C, nhưng khi dầu được đun nóng đến 170 độ C là nó đã bắt đầu bốc hơi và phân hủy, tạo thành các giọt dầu nhỏ và muội than; được đun nóng đến 270 độ C - nhiệt độ sôi cao, dầu ăn bắt đầu bốc hơi và bạn có thể thấy khói màu lục lam rõ ràng.
Các thành phần chính trong khói dầu là acrolein, benzopyrene, dibenzanthracene… Chúng đều là chất có thể kích thích màng nhầy ở mũi, mắt, họng… làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, về lâu dài dễ gây ung thư phổi. Nguyên nhân này đặc biệt dễ thấy ở phụ nữ mắc bệnh ung thư phổi, theo các nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với khói dầu trong chính căn bếp nhà mình có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 2 đến 3 lần người bình thường.
Vì vậy, để có thể ngăn ngừa các nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là ung thư phổi do khói dầu gây ra cho cơ thể, chúng ta cần:
1. Bật máy hút mùi trước và sau khi nấu ăn
Đây là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất, chúng ta có thể bật máy hút mùi trước vài phút khi đang nấu ăn. Đồng thời, tốt nhất bạn cũng nên để nó chạy tiếp trong 10 phút sau khi nấu, vì khói dầu lúc này vẫn chưa thoát hết, vì vậy hãy để một lúc để đảm bảo rằng khói nấu đã được thải hoàn toàn.
2. Kiểm soát nhiệt độ dầu
Khi nấu ăn, hãy cố gắng kiểm soát nhiệt độ của dầu càng nhiều càng tốt.
Nói chung, dầu chỉ cần nóng một chút là đã có thể sử dụng được rồi, độ nóng từ 4-50% là đủ. Đừng đợi dầu bốc khói rồi mới cho thực phẩm vào và cố gắng không để thực phẩm "quá nóng" (đun nấu quá lâu dù đã chín).
Để biết khi nào dầu đủ nóng, bạn có thể dùng đầu đũa gốc nhúng xuống dầu hoặc lấy một lát hành lá, hạt tiêu nhỏ cho vào nồi, nếu thấy có nhiều bọt khí nổi lên hoặc bao xung quanh vỏ hành/tiêu thì đã có thể nấu được ngay.
Ngoài ra, không nên dùng dầu ăn đun đi đun lại nhiều lần, nhất là dầu ăn dùng để chiên rán thức ăn, không chỉ chứa chất gây hại sức khỏe, khói dầu do loại dầu này tạo ra còn chứa nhiều chất gây ung thư và có hại hơn.
3. Khám sức khỏe định kỳ
Những người thường xuyên nấu ăn hàng ngày nên đi khám sức khỏe định kỳ, việc này giúp làm tăng tỷ lệ phát hiện bệnh sớm và tỷ lệ chữa khỏi khi tầm soát sớm ung thư phổi có thể lên tới hơn 90%.
Ngoài ra, những người hút thuốc lá lâu năm, tiếp xúc nhiều với khói thuốc cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Healthline
Pháp luật & bạn đọc