96% khách gửi tiền tại SVB không được bảo hiểm
Financial Times đưa tin, một số đang rao bán những khoản tiền gửi với mức chiết khấu sâu.
- 14-03-2023Giới chức Mỹ đã bỏ sót tất cả 'red flag' về SVB: Ai là người gây ra vụ sụp đổ này?
- 13-03-2023Goldman Sach: Fed có thể sẽ không tăng lãi suất sau vụ sập ngân hàng SVB
- 13-03-2023Một ngân hàng vừa được Fed và JPMorgan 'bơm' vốn nhưng cổ phiếu vẫn giảm 60%
Theo thông báo từ giới chức, hôm qua SVB mở cửa trở lại dưới tên gọi mới là Deposit Insurance National Bank of Santa Clara để phục vụ những người gửi tiền được bảo hiểm.
Trong khi đó, chưa rõ khi nào những khách hàng không được bảo hiểm (có khoản tiền gửi lớn hơn 250.000 USD) sẽ được tiếp cận với tài khoản của họ. Trước nguy cơ không biết bao giờ có thể lấy lại tiền vì SVB đã đóng cửa, nhiều bên đang cố gắng chạy đua với thời gian huy động đủ tiền mặt để trả lương cho nhân viên và trang trải cho các chi phí vận hành khác.
Financial Times đưa tin, một số đang rao bán những khoản tiền gửi với mức chiết khấu sâu. Theo dữ liệu trên Cherokee Acquisition, nền tảng giao dịch các tài sản từ những vụ phá sản, những khoản tiền gửi không được bảo hiểm tại SVB được bán với giá từ 55 đến 75 cent trên mỗi USD.
Đa phần khách hàng của SVB là các công ty khởi nghiệp. Chưa đầy 24 giờ sau khi tin tức SVB sụp đổ lan truyền rộng rãi, nhiều nhà sáng lập đã nhận được email từ các nhà đầu tư muốn mua khoản tiền gửi của họ.
Jefferies là một trong những tập đoàn tài chính quan tâm đến việc mua lại những khoản tiền gửi tại SVB. “Theo yêu cầu của nhiều khách hàng vốn là những công ty đầu tư mạo hiểm, Jefferies đang cố gắng giúp họ tìm ra những cách sáng tạo để đáp ứng những nhu cầu quan trọng như trả lương tháng cho nhân viên”, quỹ này cho biết.
Theo 1 nguồn tin trong ngành, khi SVB mở cửa trở lại dưới sự kiểm soát của FDIC, các dịch vụ ngân hàng cơ bản sẽ hoạt động trở lại. Nếu SVB bán tiền gửi cho 1 ngân hàng khác thì tiền của khách hàng cũng được “giải phóng”.
Tuy nhiên Sheila Bair, người đứng đầu FDIC trong khủng hoảng tài chính 2008, khuyên rằng những người gửi tiền không được bảo hiểm không nên vội vàng bán đi khoản tiền gửi của họ ở mức chiết khấu quá sâu.
Hôm qua Fed tuyên bố đang thành lập một “Chương trình tài trợ ngân hàng có kỳ hạn (BTFP)” mới nhằm đảm bảo các ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu của tất cả khách hàng gửi tiền, hỗ trợ các doanh nghiệp và nhiều gia đình Mỹ trong thời kỳ “quay cuồng” này.
Các quan chức Fed cũng nói trong một cuộc họp ngắn rằng chương trình này có khả năng bảo vệ các khoản tiền gửi không được bảo hiểm trong hệ thống ngân hàng tại Mỹ.
Được biết, chương trình BTFP sẽ cung cấp một khoản hỗ trợ lên tới 25 tỷ USD từ Quỹ ổn định hối đoái (Exchange Stabilization Fund), nhưng Fed không mong muốn phải rút tiền từ dự án này.
Chương trình BTFP mới sẽ cung cấp các khoản vay với kỳ hạn lên đến một năm, giúp giảm căng thẳng về thanh khoản. Nếu muốn vay, các đơn vị cần có các tài sản như trái phiếu Kho bạc, trái phiếu do cơ quan liên bang phát hành và chứng khoán đảm bảo để làm tài sản thế chấp.
Tổng cộng trong ngày thứ 6 tuần trước, SVB đã bị khách hàng rút ra tổng cộng 42 tỷ USD tiền gửi, gần bằng 1/4 tổng số tiền gửi mà ngân hàng này có được tại thời điểm cuối năm 2022.
Phần lớn tiền gửi tại SVB không được bảo hiểm vì khách hàng chủ yếu là các công ty với số tiền lớn hơn 250.000 USD. Cuối năm ngoái, tỷ lệ tiền gửi không được bảo hiểm lên tới 96%. Tại Bank of America con số chỉ vào khoảng 38%.
Các nhà quản lý đánh giá những khách hàng gửi tiền không thuộc diện được bảo hiểm là rất dễ “bay đi”, sẵn sàng rút sạch tiền ngay khi ngân hàng xuất hiện dấu hiệu bất ổn.
Cuối tuần trước FDIC thông báo trong tuần này sẽ thanh toán cho những người gửi tiền không được bảo hiểm 1 khoản trả trước. Nhớ lại trong khủng hoảng tài chính 2008, khách hàng không được bảo hiểm của IndyMac ban đầu được chi trả 50% số tiền gửi sau khi ngân hàng này sụp đổ.
Các luật sư tại Cooley, 1 công ty luật ở thung lũng Silicon, nhận định FDIC sẽ mất 6 đến 12 tháng để hoàn tất việc trả lại tiền cho khách hàng. Nhưng họ cảnh báo với sự phức tạp của SVB thời gian có thể kéo dài hơn. Ngoài tài khoản tiết kiệm truyền thống, SVB còn cung cấp nhiều loại tài khoản khác như quỹ thị trường tiền tệ và hợp đồng repo.
Tham khảo Financial Times
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Ngân hàng SVB sụp đổ
Xem tất cả >>- Giải mã nhóm ngân hàng khiến nước Mỹ liêu xiêu trong thời gian vừa qua
- JPMorgan Chase - Hiệp sĩ giải cứu vô số ngân hàng Mỹ hay kẻ cơ hội trục lợi từ khủng hoảng?
- Ngân hàng Mỹ 'bán 0 đồng cũng khó tìm được người mua', cổ phiếu có lúc lao dốc 90%
- Những tòa nhà văn phòng trống trơn vì không ai thuê và mối nguy mới trị giá 20.000 tỷ USD đe dọa các ngân hàng Mỹ
- 4 rủi ro lớn đe dọa hệ thống ngân hàng Mỹ, nguy cơ xuất hiện những vụ tương tự SVB