9X mắc bệnh tiểu đường chia sẻ 5 bước kiểm soát tổng lượng calo trong chế độ ăn uống: Không khắc nghiệt, vẫn ngon miệng, khoẻ mạnh hơn!
Đừng ăn quá nhiều đồ ngọt, sẽ dễ gây bệnh béo phì và biến chứng qua tiểu đường, tốt nhất nên ăn xen kẽ với ít hoa quả...
- 24-11-2021Cậu bé 16 tuổi ghét ăn ngọt nhưng vẫn bị bệnh tiểu đường ‘đánh gục’, bác sĩ chỉ ra ‘thủ phạm’ là những MÓN NGON quen thuộc
- 23-11-20216 loại thực phẩm khiến đường huyết 'lên xuống thất thường' nhất định phải 'kiêng kỵ', người bị tiểu đường hãy tỉnh táo mà từ bỏ ngay
- 22-11-2021Ăn 2 loại cá này thường xuyên rất tốt cho việc giảm lượng đường trong máu và tăng điều tiết insulin, đặc biệt người tiểu đường rất nên ăn nhiều
Cách đây không lâu, công ty của Tiểu Trương tổ chức xét nghiệm tổng quát, nhờ vậy Tiểu Trương mới phát hiện ra lượng đường trong máu của mình quá cao.
Tiểu Trương sợ hãi đã đến bệnh viện lớn khám lại vào ngày hôm sau. Và anh đã nhận được lời kết luận của bác sĩ như sau:
"Tình trạng của cậu chưa đến nỗi là bệnh tiểu đường, nhưng nó cũng đang là khởi nguồn. Nếu không can thiệp kịp thời, rất có thể trong tương lai gần thôi, cậu sẽ phải chữa trị bệnh tiểu đường suốt đời."
Lúc đó, Tiểu Trương thực sự rất hoang mang, cậu chỉ mới 28 tuổi, còn chưa lấy vợ. Ba mẹ chỉ mới giục cậu kết hôn thì nay lại hay tin bản thân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhưng từ xưa giờ cậu có bao giờ ăn đồ ngọt nhiều đâu, đây thật sự là một cú sốc lớn với Tiểu Trương.
Nói chung, những người như Tiểu Trương, các bác sĩ cũng đã thấy nhiều, đang ở giai đoạn tiền tiểu đường, nhưng chỉ một phút không cẩn thận thì rất có thể sẽ tiến triển bệnh lên mức nghiêm trọng.
Do đó, việc thay đổi chế độ ăn uống, cũng như tuân thủ lối sống lành mạnh thực sự là một điều rất quan trọng.
Nghe theo lời hướng dẫn của bác sĩ, ba tháng sau, Tiểu Trương đến khám lại và phát hiện các chỉ số đường huyết đã giảm xuống và trở lại mức bình thường.
Đồng nghiệp cùng công ty đều mừng thay anh ta, nhưng cũng có người thắc mắc tại sao chỉ mới sau mấy tháng mà Tiểu Trương lại ốm đến như vậy.
Hỏi ra mới biết, đúng là anh ta thực sự đã "tu khổ hạnh" suốt mấy tháng liền. Mỗi ngày chỉ ăn được chút cơm, không ăn thịt, chiên xào đều kiêng, ăn rau và trái cây là chủ yếu.
Tiểu Trương cho rằng, "chay trường’ sẽ trị được bệnh này.
Các bác sĩ nói Tiểu Trương đã hiểu lầm phương pháp. Nhưng cũng may anh không bị thiếu máu, mà trái lại còn có hiệu quả lớn.
Những bệnh nhân khác, dù bác sĩ đã cố gắng khuyên can rằng lượng đường trong máu của họ hiện tại rất cao. Nhưng họ lại chẳng hề để tâm mà vẫn cứ ăn uống bình thường như trước, nên mới khiến bệnh càng thêm trầm trọng.
Trên thực tế, nếu đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường, thì ông trời còn "ưu ái" cho bạn khoảng thời gian điều trị tích cực, ít bị bệnh tật hành hạ. Do đó đừng lơ là vào lúc này mà hãy điều chỉnh một chế độ ăn uống phù hợp và tích cực.
Bệnh nhân tiền tiểu đường nên học cách tự sắp xếp chế độ ăn uống hằng ngày cho thật khoa học. Phương pháp cụ thể sẽ chia thành 5 bước:
1. Tính trọng lượng cơ thể. Thông thường, cứ lấy chiều cao (cm) trừ đi 105 là ra trọng lượng tiêu chuẩn (kg). Dao động trong khoảng 10% là trọng lượng lí tưởng. Hãy sử dụng điều này để làm mục tiêu giảm cân.
2. Tính tổng lượng calo tiêu thụ mỗi ngày. Tổng calo sẽ bằng khối lượng tiêu chuẩn nhân với hệ số.
Hệ số này thay đổi tùy theo khối lượng hoạt động hằng ngày. Đối với người lao động thể lực rất nhẹ là 20 – 25; thể lực nhẹ là 30; thể lực trung bình là 35; thể lực nặng là 40.
Ngoài ra, cách tính này chỉ dùng cho nam cao hơn nữ và người trẻ cao hơn người già.
3. Nhớ ăn ít nhất ba bữa mỗi ngày, phân phối tổng lượng calo phù hợp cho mỗi bữa ăn. Trong số đó, cung cấp năng lượng carbohydrate tầm khoảng 50 – 60% là thích hợp.
Tổng hàm lượng chất béo chiếm dưới 30% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn.
Hãy tập ăn ít chất béo và những thức ăn có chứa nhiều axit béo không có lợi.
4. Thức ăn chính trong bữa sáng, trưa và tối nên phân bổ theo mức 1/5; 2/5 và 2/5. Đảm bảo đủ lượng chất xơ (bao gồm ngũ cốc và rau) cho cơ thể, tốt nhất là cung cấp 25 - 30g mỗi ngày.
5. Dưới tiền đề đảm bảo lượng calo nhất định, hãy cố gắng đa dạng hóa chế độ ăn uống của bạn càng nhiều càng tốt.
Thức ăn dùng hằng ngày nên thay đổi đa dạng, có cá, ngũ cốc, rau, trái cây, thịt, gia cầm, sữa, trứng, đậu…
Đừng ăn quá nhiều đồ ngọt, sẽ dễ gây bệnh béo phì và biến chứng qua tiểu đường, tốt nhất nên ăn xen kẽ với ít hoa quả.
(news.sina)
Doanh nghiệp và tiếp thị
- Cô gái trẻ nhập viện vì biến chứng tiểu đường: Nguy cơ đến từ một món ăn không có vị ngọt
- Nghiên cứu Havard: "Quá liều" món ăn giàu sắt này, dễ tiểu đường
- 1 loại quả phơi khô là "thuốc trường thọ" giúp hạ đường huyết, dưỡng gan và ruột hiệu quả nhưng ít người biết đến
- Việt Nam có 3 loại quả là "thuốc dưỡng thận": Ăn vào còn hạ đường huyết, bổ xương, tăng tuổi thọ hiệu quả
- Việt Nam có 1 loại củ phơi khô là “thuốc trường thọ”: Dưỡng gan, bổ máu và não, còn hạ đường huyết hiệu quả