Cậu bé 16 tuổi ghét ăn ngọt nhưng vẫn bị bệnh tiểu đường ‘đánh gục’, bác sĩ chỉ ra ‘thủ phạm’ là những MÓN NGON quen thuộc
16 tuổi, căn bệnh tiểu đường tuýp 1 khởi phát nhanh chóng với những biến chứng nguy hiểm đã "cướp" đi tuổi trẻ và hoài bão của cậu.
- 18-11-2021Thiếu niên 16 tuổi học bá xuất sắc phải từ bỏ ước mơ du học vì mắc bệnh tiểu đường: Bị mọi người lầm tưởng ‘nghiện ma tuý’, suy đa tạng, cuộc sống đảo lộn hoàn toàn
- 17-11-20212 vị trí ngứa ngáy là dấu hiệu đường huyết tăng cao, bệnh tiểu đường rình rập: Tuyệt đối đừng chủ quan!
- 16-11-2021Thanh niên 30 tuổi, chưa đầy 1 ngày chuyển từ sốt, nôn nhẹ thành suy đa tạng vì biến chứng tiểu đường: Bác sĩ ‘vạch mặt’ hàng loạt thói quen gây bệnh mỗi ngày
Ở độ tuổi "bẻ gãy sừng trâu" nhưng lại yếu ớt như một người già, chàng thanh niên 16 tuổi phải bỏ dở chương trình du học để về nước chữa bệnh trong bao tiếc nuối. Căn bệnh tiểu đường tuýp 1 khởi phát nhanh chóng với những biến chứng nguy hiểm đã "cướp" đi tuổi trẻ và hoài bão của cậu.
Ghét ăn ngọt nhưng vẫn mắc bệnh tiểu đường
Đầu năm 2020, L.T.A xa gia đình sang Úc du học. Theo kế hoạch, đến năm 2024, cậu sẽ trở về Việt Nam và tiếp quản cơ nghiệp kinh doanh của gia đình. Tuy nhiên, căn bệnh tiểu đường tuýp 1 khởi phát vào năm 2021 đã khiến cậu thanh niên 16 tuổi này phải bỏ dở ước mơ và sự nghiệp học tập để về nước chữa bệnh.
Không giống như tiểu đường tuýp 2, bệnh tiểu đường tuýp 1 khởi phát rất nhanh với những biểu hiện không quá rõ ràng và thường chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đã ở tình trạng suy đa tạng, sụt giảm sức khoẻ nghiêm trọng. Trường hợp của L.T.A là một case như vậy.
Trước đây, L.T.A là một chàng trai khoẻ mạnh, từng tham gia đội tuyển bóng rổ của trường THCS để đi thi đấu ở nhiều giải cấp thành phố. Khi đi du học, L.T.A lại có tính tự lập, không muốn phụ thuộc quá nhiều và trợ cấp từ gia đình nên ngoài giờ học, cậu thường nhận nhiều công việc làm thêm để có thể chi trả sinh hoạt phí.
Sau một thời gian thức khuya dậy sớm, không ăn uống đầy đủ, L.T.A cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi, đầu óc kém tập trung việc học hành và lao động đều giảm hiệu quả. Một lần, trong giờ học, L.T.A đột ngột bị ngất. Cứ nghĩ chỉ là suy nhược cơ thể do làm việc và học tập quá sức, nhưng khi được bác sĩ thăm khám, cậu đã rất ngỡ ngàng khi biết mình đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.
L.T.A rất khó tiếp nhận kết luận này bởi cậu cho rằng mình hoàn toàn không béo phì, lại ghét ăn ngọt, bị tiểu đường là một chuyện rất kì lạ. Thế nhưng, sau khi nghe bác sĩ phân tích nguyên nhân, L.T.A mới biết chế độ ăn uống nhiều đồ chế biến sẵn và sinh hoạt bất hợp lý, ít vận động của mình là nguyên nhân chính dẫn tới căn bệnh khó chữa này.
Bởi thời gian eo hẹp, L.T.A thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, ngủ ít và gần như bỏ hẳn tập luyện thể thao. Các bữa ăn nhiều dầu mỡ, hoá chất và muối đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của cậu, khiến cho chàng thanh niên đang ở độ tuổi sung sức nhất bị "đánh gục".
3 loại thực phẩm không ngọt nhưng lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Nhiều người cho rằng chỉ những đồ ăn có vị ngọt, nhiều đường mới là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường. Điều này thực chất không đúng, bởi có nhiều loại thực phẩm không hề ngọt nhưng lại là nguyên nhân chính gây bệnh, bao gồm:
Tinh bột và ngũ cốc tinh chế
Các loại ngũ cốc tinh chế thường bị mất đi phần lớn vitamin, chất xơ và chất khoáng trong quá trình sản xuất. Tinh bột được tạo thành từ sự kết hợp của nhiều phân tử đường và chúng được gọi là carbohydrate phức tạp.
Tinh bột tinh chế gây ảnh hưởng tới việc kiểm soát lượng đường trong máu. Khi ăn các loại thực phẩm này, tinh bột nhanh chóng chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu khiến tuyến tụy phải làm việc năng suất hơn. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, sản xuất insulin ở tuyến tụy và việc hấp thụ đường sẽ giảm, làm tăng lượng đường trong máu và dẫn đến bệnh tiểu đường.
Tinh bột và ngũ cốc tinh chế phổ biến như: bánh mì trắng, bánh quy, gạo trắng, mì trắng, và các chế phẩm làm bằng bột mì trắng như bún, miến, bánh bao…
Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn ngày càng phổ biến và được coi là một trong những sản phẩm giúp con người tiết kiệm thời gian chuẩn bị bữa ăn, thích ứng với nhịp sống hiện đại. Tuy nhiên, dù bận rộn đến mấy, bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm này, bởi chúng có thể gây ra bệnh tiểu đường. Đối với bệnh nhân tiểu đường, đây là các loại thực phẩm cần tránh xa, nếu không muốn tuổi thọ của mình bị cắt ngắn.
Các loại thực phẩm chế biến sẵn phổ biến như: giăm bông, xúc xích, thịt xông khói, thịt lợn muối… có chứa nhiều muối, chất béo bão hoà cùng nhiều loại hoá chất. Tuy tiện lợi và ngon miệng nhưng chúng lại không có lợi cho sức khoẻ, ngược lại, có thể dẫn tới nguy cơ béo phì, tiểu đường, gout, ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Thịt và chế phẩm sữa giàu chất béo
Các loại thịt và sản phẩm từ sữa giàu chất béo chứa rất nhiều chất béo bão hoà, là một loại chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo người dân nên hạn chế hấp thụ chất béo bão hòa, không để hàm lượng này vượt quá 7% tổng số calo tiêu thụ hàng ngày.
Các loại thịt chứa nhiều chất béo bão hoà bao gồm: thịt thăn bò, cừu, nội tạng động vật, sườn lợn, thịt gia cầm sẫm màu… Các sản phẩm từ sữa giàu chất béo gồm: sữa nguyên kem, kem sữa béo, kem tươi, bơ và pho mát…
Để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cải thiện sức khoẻ tim mạch, chế độ ăn hàng ngày cần kết hợp một lượng vừa phải các loại chất béo lành mạnh như các loại hạt và dầu ôliu.
Doanh nghiệp và tiếp thị
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là "vị thuốc quý" nhưng ít người dùng tới: Giúp hạ đường huyết, dưỡng gan và thận hiệu quả
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là “thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Ăn tươi hay uống nước đều rất tốt
- Hai loại lá phơi khô là "thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết tốt ngang “insulin tự nhiên” nhưng ít người biết đến: Việt Nam rất sẵn
- 1 loại gia vị là "kháng sinh tự nhiên", còn dưỡng gan và hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Rất sẵn ở chợ Việt
- Ăn thứ này đầu tiên trong bữa cơm mỗi ngày, người đàn ông tiểu đường nhận kết quả bất ngờ