Ăn uống khoa học đến mấy mà có thói quen này, tiểu đường vẫn có thể 'ghé thăm'
Nghiên cứu mới chỉ ra một thói quen không ngờ trong cuộc sống hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- 09-04-2024Người bệnh tiểu đường có "3 loại thịt cần tránh, 2 loại nên ăn" để không tổn thương tuyến tụy và bệnh mất kiểm soát
- 03-04-20241 thứ có trong tất cả đồ ăn, thức uống, nạp vào ở thế khiến insulin, đường huyết tăng vọt: Không kiểm soát dễ bị béo phì, tiểu đường, già nhanh không phanh
- 30-03-2024Loại quả thơm lừng, ngọt lịm nhưng người tiểu đường vẫn ăn được, là “thuốc” bổ máu tự nhiên: Chợ Việt mùa nào cũng sẵn
Một nghiên cứu mới được công bố trên JAMA Network Open đã chỉ ra rằng, ngủ không đủ giấc có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Theo đó, các nhà nghiên cứu phát hiện những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày sẽ tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Tiến sĩ Diana Aline Nôga, chuyên gia thần kinh của Đại học Uppsala (Thụy Điển), tác giả chính của nghiên cứu nhấn mạnh, ngay cả những người có chế độ ăn uống lành mạnh vẫn có thể mắc tiểu đường loại 2 nếu họ ngủ không đủ giấc.
Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng nó đúng cách. Insulin là một hormone do tuyến tụy tiết ra, có chức năng chính là điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách giúp các tế bào trong cơ thể hấp thụ đường từ máu để sử dụng làm năng lượng hoặc lưu trữ dưới dạng glycogen trong gan và cơ bắp. Sự thiếu hụt insulin có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên, theo thời gian sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
Mối liên hệ giữa thiếu ngủ và bệnh tiểu đường loại 2
Nghiên cứu trên đã sử dụng dữ liệu của 247.000 người trong Ngân hàng sinh học Vương Quốc Anh. Các tác giả của nghiên cứu đã chia những người tham gia thành các nhóm theo thời gian ngủ trung bình mỗi ngày: 7-8 tiếng/ngày, 6 tiếng/ngày, 5 tiếng/ngày, 3-4 tiếng/ngày. Đồng thời, họ cũng xem xét chế độ ăn của những người tham gia và xếp hạng độ lành mạnh của chế độ ăn theo thang điểm từ 0 (không lành mạnh) đến 5 (lành mạnh nhất). Việc xếp hạng độ lành mạnh của chế độ ăn dựa trên mức độ tiêu thụ thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn, trái cây, rau củ và cá.
Các tác giả của nghiên cứu đã theo dõi sức khỏe của của những người tham gia trong thời gian trung bình 12,5 năm. Kết quả cho thấy ở nhóm người ăn uống lành mạnh nhưng ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 vẫn tăng. Do đó, các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh, không chỉ ăn uống lành mạnh và tập thể dục, việc ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
Giáo sư Nancy Foldvary-Schaefer, chuyên gia thần kinh, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ của Cleveland Clinic, cho biết: "Giấc ngủ, chế độ ăn và tập thể dục là 3 yếu tố nền tảng giúp duy trì một sức khỏe tốt. Dù tập thể dục và ăn uống lành mạnh nhưng ngủ không đủ giấc, sức khỏe của bạn vẫn sẽ bị ảnh hưởng".
Các nhà nghiên cứu nói thêm, vẫn cần có thêm các nghiên cứu khác để kết luận chắc chắn thiếu ngủ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Một ngày nên ngủ bao nhiêu tiếng?
Giáo sư Foldvary-Schaefer cho biết, thiếu ngủ có thể dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe như giảm tập trung, bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và rối loạn hệ thần kinh trung ương. Theo đó, nữ giáo sư khuyến cáo, người trưởng thành nên ngủ từ 7-9 tiếng/ngày.
Ngoài ra, giáo sư Foldvary-Schaefer lưu ý, dù đã ngủ đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, bạn nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân. Một số tình trạng như ngưng thở khi ngủ có thể gây mệt mỏi ngay cả khi bạn ngủ đủ giấc.
Để có một giấc ngủ ngon, bạn có thể thực hiện "vệ sinh giấc ngủ". Đây là việc thực hiện các thói quen và chuẩn bị môi trường ngủ tốt nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ. Các biện pháp có thể bao gồm:
- Duy trì một lịch trình ngủ đều đặn, đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời gian mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần.
- Tạo một môi trường ngủ yên tĩnh, tối và thoáng mát, sử dụng rèm cản sáng và máy phát tiếng ồn trắng nếu cần.
- Đảm bảo giường ngủ và gối phù hợp, thoải mái.
- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, tivi trước khi đi ngủ.
- Không uống đồ uống có cồn và caffeine khi gần tới giờ đi ngủ.
- Tránh ăn, uống quá nhiều nhiều sát giờ đi ngủ.
- Tránh tập thể dục sát giờ đi ngủ.
- Có thể thực hành các phương pháp thư giãn trước giờ đi ngủ như thiền, đọc sách, hoặc tắm nước ấm.
Đời sống & pháp luật
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là "vị thuốc quý" nhưng ít người dùng tới: Giúp hạ đường huyết, dưỡng gan và thận hiệu quả
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là “thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Ăn tươi hay uống nước đều rất tốt
- Hai loại lá phơi khô là "thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết tốt ngang “insulin tự nhiên” nhưng ít người biết đến: Việt Nam rất sẵn
- 1 loại gia vị là "kháng sinh tự nhiên", còn dưỡng gan và hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Rất sẵn ở chợ Việt
- Ăn thứ này đầu tiên trong bữa cơm mỗi ngày, người đàn ông tiểu đường nhận kết quả bất ngờ