MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ả Rập Xê Út hạ giá bán dầu từ mức cao kỷ lục

10-05-2022 - 18:41 PM | Thị trường

Ả Rập Xê Út hạ giá bán dầu từ mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên sau 4 tháng, hãng dầu Saudi Aramco giảm giá bán cho khách mua châu Á, do lệnh phong tỏa ở Trung Quốc kìm hãm nhu cầu.

Tập đoàn Saudi Aramco đã giảm giá dầu thô lần đầu tiên sau 4 tháng với mức giảm giá cho loại dầu thô Arab Light chủ chốt cho các chuyến hàng đến châu Á của tháng tới là 4,40 USD/thùng so với mức tăng 9,35 USD/thùng vào tháng 5.

Aramco cũng hạ giá cho tất cả các loại dầu cho khu vực Tây Bắc châu Âu và gần như tất cả cho Địa Trung Hải. Giá cho khách hàng Mỹ được giữ nguyên so với tháng 5.

Ả Rập Xê Út, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã tăng giá dầu thô lên mức kỷ lục trong hai tháng qua sau khi giá dầu tăng trên 100 USD/thùng kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Dòng chảy xuất khẩu của Nga đã và đang giảm khi Liên minh châu Âu tiến gần hơn đến việc chính thức trừng phạt các nguồn cung cấp năng lượng từ nước này.

Trong khi căng thẳng địa chính trị đã thắt chặt thị trường dầu mỏ toàn cầu, chiến lược Zero Covid của Bắc Kinh làm dẫn đến cú sốc nhu cầu lớn nhất của Trung Quốc kể từ những ngày đầu của đại dịch. Mức tiêu thụ xăng, dầu diesel và nhiên liệu hàng không trong tháng trước dự kiến ​​sẽ giảm 20% so với một năm trước đó theo Bloomberg đưa tin ngày 22/4.

Chiến lược của Trung Quốc

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cảnh báo trong một tuyên bố hôm thứ 7 (7/5) về tình hình "phức tạp và nghiêm trọng" khi Chính phủ cố gắng kiềm chế Covid. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tăng gấp đôi chiến lược của họ vào tuần trước, cảnh báo chống lại mọi nỗ lực nào để đặt câu hỏi về cách tiếp cận ngay cả khi các hoạt động kinh tế thu hẹp trong bối cảnh các nhà máy đóng cửa và gián đoạn chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, nhà kinh doanh dầu độc lập lớn nhất thế giới Vitol Group cho biết hôm 8/5 rằng các biện pháp của Trung Quốc đã hoạt động trong chừng mực và ngăn chặn sự lây lan của virus.

Mike Muller, người đứng đầu khu vực châu Á của Vitol Group cho biết: "Đó rõ ràng là một tình huống khó khăn đối với người dân Thượng Hải và toàn bộ khu vực Bắc Kinh được yêu cầu làm tại nhà. Nhưng nó không làm mọi thứ trở nên quá xấu đi. Do đó, mọi người đã không dự báo giảm nhu cầu dầu từ Trung Quốc một cách đáng kể".

Quyết định của Aramco được đưa ra vài ngày sau khi OPEC+, dẫn đầu là Ả Rập Xê Út và Nga, đồng ý chỉ tiếp tục tăng dần sản lượng dầu thô, thêm 432.000 thùng/ngày vào thị trường trong tháng 6.

Ả Rập Xê Út đã bán hơn 60% lượng dầu thô xuất khẩu của mình sang châu Á, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ là những người mua lớn nhất.

Giá dầu thế giới tuần qua đã tăng thêm 5%. Mức tăng này không quá lớn, bởi EU mới chỉ đưa ra đề xuất và lệnh cấm sẽ chỉ có hiệu lực sau 6 - 8 tháng nữa mới. Song về dài hạn, các chuyên gia đều đang nhận định, sức ép tăng giá trên thị trường dầu mỏ từ nay đến cuối năm sẽ là rất lớn.

Các ý kiến cứng rắn ủng hộ việc đẩy nhanh cuộc chiến năng lượng với Nga ở châu Âu cho rằng, lệnh cấm vận này sẽ có hiệu lực quá chậm, từ nay tới cuối năm thì Nga sẽ tìm được những khách hàng thay thế EU.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nếu lệnh cấm được thông qua ngay mà không có quá trình đệm, chuyển đổi tìm nguồn cung thay thế, các nước thành viên EU sẽ rơi vào cuộc chạy đua "gom dầu" từ mọi nơi, thậm chí là bất chấp mọi giá. Khi đó cầu sẽ vượt cung, gây thiếu hụt giả trên thị trường vàng đen. Dầu vì thế sẽ tăng giá mạnh, mức 140 USD/thùng - kỷ lục trong 14 năm dự kiến sẽ lặp lại từ nay đến cuối năm.

https://cafef.vn/a-rap-xe-ut-ha-gia-ban-dau-tu-muc-cao-ky-luc-20220510154345609.chn

Khánh Vy

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên