MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ai bảo muốn thành công phải làm việc 16 tiếng một ngày? Thay vì vắt kiệt sức bản thân, thực hiện điều đơn giản sau để "làm ít hơn nhưng hiệu quả nhiều hơn"

17-01-2019 - 18:52 PM | Sống

Hãy cố gắng rời khỏi công việc tại nơi làm việc - ngay cả khi bạn làm việc tại nhà. Cân bằng thời gian nghỉ ngơi với thời gian làm việc. Hãy như con báo đốm, sau khi dùng hết tốc lực để hạ linh dương thì sẽ là thời gian cho việc nghỉ ngơi.

Báo đốm là loài động vật có vú nhanh nhất thế giới, với khả năng tăng tốc từ 0 đến 60 dặm/giờ chỉ trong 3s. Nhưng khi không săn mồi, báo đốm lại tiêu tốn rất ít năng lượng.

Trên thực tế, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, báo đốm chỉ tiêu hao 2.000 calo mỗi ngày – chỉ bằng một người đàn ông trung bình. Hầu như tất cả số calo đó dành cho việc săn mồi, ngoài thời gian đó ra, chúng chỉ ẩn nấp, nghỉ ngơi và chờ đợi. Giống như một doanh nhân khởi nghiệp, bước đầu không bao giờ có thể nhanh chóng gặt hái thành tựu.

Trong những ngày đầu khởi nghiệp của mình, hầu như ngày nào tôi cũng làm việc 16 tiếng/ngày, bận rộn và hối hả, gần như lúc nào cũng trong tình trạng chạy nước rút. Nhưng tôi không biết rằng bận rộn và thành công không phải lúc nào cũng đi liền với nhau. Lúc nào cũng bận rộn khiến cho tôi trở nên căng thẳng và kiệt sức, cũng như gây ra những vấn đề sức khỏe tinh thần khác như thiếu kiên nhẫn, cáu kỉnh, khó ngủ, mệt mỏi…

Quan điểm về sự bận rộn bám rễ trong tư duy

Ai bảo muốn thành công phải làm việc 16 tiếng một ngày? Thay vì vắt kiệt sức bản thân, thực hiện điều đơn giản sau để làm ít hơn nhưng hiệu quả nhiều hơn - Ảnh 1.

Chúng ta đang sống trong một xã hội mà ở đó, mọi người đánh giá giá trị của nhau dựa trên số giờ làm việc hay sự bận rộn của họ. Chúng ta luôn cảm thấy phải làm nhiều hơn, cải thiện bản thân, không ngừng tiến lên và đạt được thành tích. Chúng ta kêu gọi tránh xa sự tự mãn và lười biếng. Tuy nhiên, đến một thời điểm nhất định, bạn cần đưa ra sự lựa chọn: Điều chúng ta thực sự muốn là sự bận rộn hay sức ảnh hưởng?

Không có gì quý hơn thời gian, câu nói nghe có vẻ sáo rỗng nhưng vẫn luôn đúng đắn. Nhưng đó không có nghĩa là tranh cướp từng phút giây để bận rộn mà phải là tận dụng được thời gian, thoát khỏi quan điểm của những người bận rộn để dành thời gian nghỉ ngơi – nó đòi hỏi chúng ta phải lùi lại và đánh giá lại những gì quan trọng nhất.

Bắt đầu từ những bước nhỏ - và có thời gian nghỉ

Sự bận rộn cướp đi của bạn rất nhiều thứ mà bạn không nhận ra: thời gian để suy nghĩ, vui chơi, khám phá, nuôi dưỡng các mối quan hệ và nghỉ ngơi.

Có một cách đơn giản để lấy lại thời gian của bạn, đó là "Làm ít đi". Nó có nghĩa là hiểu được các ưu tiên và sắp xếp chúng một cách khoa học, không để chúng bị xâm lấn bởi vấn đề công việc.

Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không dễ gì đảo ngược tình trạng tinh thần của chúng ta, nhất là với những người “tham công tiếc việc”. Bởi thế bạn mới cần thực hiện từ những bước nhỏ. Đầu tiên, hãy dành thời gian để rà soát lại các thời gian cao điểm và phân chia các khoảng nghỉ hợp lý. Không chỉ giúp bạn cảm thấy tốt hơn mà những khoảng nghỉ ngắn này thực sự có thể cải thiện chất lượng công việc của bạn.

Trên thực tế, nghỉ giải lao ngắn thường xuyên sẽ giúp đầu óc tỉnh táo để đưa ra những quyết định sáng suốt, khôi phục động lực cũng như tăng năng suất và sự sáng tạo. Bạn có thể đứng dậy đi lại 5 phút, uống café hay ngồi trò chuyện với đồng nghiệp rồi quay lại với công việc ưu tiên là được.

Thời gian để suy ngẫm

Ai bảo muốn thành công phải làm việc 16 tiếng một ngày? Thay vì vắt kiệt sức bản thân, thực hiện điều đơn giản sau để làm ít hơn nhưng hiệu quả nhiều hơn - Ảnh 2.

Một số nhà sáng lập, những nhà đổi mới cũng như nhà sáng tạo vĩ đại dành nhiều thời gian lớn để suy ngẫm trước khi quyết định biến nó thành hành động. Ví dụ với người sáng lập Microsoft, Bill Gates, chính là người đầu tiên tham gia Think Weeks – 7 ngày để đọc sách, phân tích và suy ngẫm trước khi nhân rộng và áp dụng trong toàn công ty.

Những nhà sáng lập khác như Mike Karnjanaprakorn, Mark Zuckerberg và Tim Ferriss cũng vậy. Ngay cả khi họ không thể dành cả tuần để suy ngẫm thì cũng có những giới hạn thời gian nhất định dành cho công việc.

Làm gì lúc nghỉ ngơi?

Nghỉ ngơi tuyệt đối không phải nằm dài trên sofa và xem phim. Hoạt động hiệu quả nhất mà các chuyên gia khuyên bạn là các hoạt động thể chất như đi bộ, đạp xe hay leo cầu thang. Chúng giúp tâm trí được thanh lọc, giúp bạn bình tĩnh lại và đánh thức tiềm thức.

Nghỉ ngơi là một hình thức phục hồi tinh thần cần thiết và tập thể dục là cách tốt nhất để năng lượng tinh thần đạt được mức cao nhất sau những giờ phút căng thẳng. Không hề vô lý khi nói bạn làm được nhiều việc hơn khi làm việc ít đi, chỉ là bạn tận dụng thời gian nghỉ như thế nào mà thôi.

Rời xa các thiết bị công nghệ

Một tuần, hãy cho mình một ngày tránh xa khỏi công nghệ. Bạn có thể áp dụng vào thứ 7 hoặc chủ nhật, hạn chế tối đa các tiếp xúc với thiết bị công nghệ và để cho tâm trí lang thang, đồng thời tăng khả năng sáng tạo.

Cả ngày dài rời xa điện thoại, máy tính có thể khá khó khăn nhưng hãy nhớ rằng, một bộ não căng thẳng mệt mỏi không thể tạo ra những ý tưởng đột phá. Chúng ta cũng dễ mắc sai lầm và đưa ra những quyết định không chính xác khi cạn kiệt nguồn tinh thần dự trữ.

Giống như Steve Job từng nói: “Suy nghĩ đơn giản đôi khi khó hơn là suy nghĩ phức tạp: Bạn phải làm việc thật chăm chỉ để giữ được suy nghĩ đơn giản”.

Hãy bắt đầu chậm nhưng ổn định

Đặc biệt với các start-up, việc này có thể khó khăn lúc đầu nhưng nó giúp doanh nghiệp ổn định, thậm chí có thể hoạt động trơn tru mà không cần sự giám sát của người quản lý. Không chỉ thế, nếu bạn là chủ doanh nghiệp thì nó còn là cách để bạn có toàn quyền kiểm soát công việc và cuộc sống.

Bootstrapping có thể không phải là cách tiếp cận đúng đắn cho tất cả mọi người nhưng nó  có thể giúp bạn duy trì sự tự do và sống một cuộc sống cân bằng hơn.

Làm việc để sống thay vì sống để làm việc

Ai bảo muốn thành công phải làm việc 16 tiếng một ngày? Thay vì vắt kiệt sức bản thân, thực hiện điều đơn giản sau để làm ít hơn nhưng hiệu quả nhiều hơn - Ảnh 3.

Ngay cả trong một cuộc trò chuyện về nghỉ ngơi, chúng ta vẫn có xu hướng nhìn qua lăng kính năng suất. Chúng ta bị ám ảnh bởi việc tối đa hóa mỗi giờ mỗi phút – điều đó là tốt, miễn sao chúng ta đòi lại được thời gian đó để dành cho cuộc sống.

Cho dù bạn có phấn khích như nào về dự án mới, thành công mới hay cuộc phiêu lưu mới thì cũng đừng quên những mối quan hệ đang trên đà tan vỡ nếu bạn chỉ chăm chăm ngồi trước màn hình, giam mình trong văn phòng vắng lặng.

Hà Lê

Entrepreneur

Trở lên trên