Ấn Độ đang tích cực gom mạnh mặt hàng này của Việt Nam với giá siêu rẻ - Xuất khẩu tăng nóng hơn 3.000%, Ý và Mỹ cũng nhanh tay 'chốt đơn'
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2022.
- 26-10-2023Việt Nam sở hữu một loại 'vàng đen' được Trung Quốc, Mỹ liên tục săn lùng: xuất khẩu tăng nóng, cả thế giới phụ thuộc vào Việt Nam
- 24-10-2023Một loại quả Việt Nam đang được người Hàn Quốc cực kỳ mê mẩn, xuất khẩu tăng trong 9 tháng đầu năm 'bỏ túi' hơn 170 tỷ đồng
- 24-10-2023Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp 'teo tóp', mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 3 thế giới của Việt Nam thế nào sau 9 tháng đầu năm 2023?
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong tháng 9 giảm mạnh, chạm mức thấp nhất trong 7 tháng qua, đạt 864.424 tấn, với trị giá gần 611 triệu USD, giảm 12,5% về lượng và giảm 13,5% về trị giá so với tháng 8; nhưng so với cùng kỳ năm trước vẫn tăng 63,6% về lượng và tăng 43,6% về trị giá.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sắt thép đạt hơn 8,23 triệu tấn, với trị giá gần 6,30 tỷ USD, tăng 27,4% về lượng, nhưng giảm 3,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng này trong 9 tháng đạt 764,8 USD/tấn, giảm 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xét về thị trường, ba thị trường chính nhập khẩu sắt thép Việt Nam là Ý, Campuchia và Hoa Kỳ. Trong 9T/2023, nhập khẩu từ Ý tăng 139% về sản lượng và tăng 58% về kim ngạch, từ Mỹ tăng 53% về lượng và giảm 12% về giá trị, trong khi xuất khẩu sang Campuchia giảm cả lượng và giá trị lần lượt là 11,2% và 25,2%.
Trong khi xuất khẩu sắt thép sang một số thị trường giảm, một quốc gia từ Nam Á lại đang tăng mạnh nhập khẩu.
Cụ thể, xuất khẩu sắt thép các loại sang Ấn Độ tháng 9 đạt 132.172 tấn, trị giá hơn 93,3 triệu USD, tăng mạnh 3.036% về lượng và tăng 1.051% về kim ngạch so với tháng 9/2022. Đây cũng là tháng ghi nhận sản lượng xuất khẩu cao nhất kể từ đầu năm 2023.
Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu sắt thép sang thị trường này đạt hơn 535.412 tấn, tương đương hơn 400,1 triệu USD, tăng 1.279% về lượng và tăng 597% về trị giá do các tháng trước đó. Ấn Độ chiếm 6,5% trong tỷ trọng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam 9 tháng đầu năm.
Giá xuất khẩu trung bình trong 9 tháng đầu năm đạt 747,4 USD/tấn, giảm mạnh 49,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Năm 2019, Ấn Độ trở thành nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, vượt qua Nhật Bản. Lĩnh vực xây dựng của đất nước Nam Á này đang trong giai đoạn bùng nổ.
Theo cơ quan nghiên cứu ICRA, nhu cầu thép ở Ấn Độ dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng hai con số khoảng 11,3% trong năm tài chính 2023 sau khi tăng trưởng 11,5% trong năm tài chính 2022. Điều này đến từ việc hỗ trợ của Chính phủ Ấn Độ để xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy nền kinh tế.
Ấn Độ được gọi là cứu tinh của ngành thép thế giới bởi nhiều lý do. Đáng chú ý nhất là chi tiêu đầu tư của Chính phủ vẫn sẵn sàng tăng thêm 37% so với cùng kỳ năm trước trong năm tài chính 2023-2024. Vì lý do này, tăng trưởng về tiêu thụ thép được ICRA điều chỉnh tăng từ 6-7% lên 7-8%.
Trong bối cảnh lĩnh vực xây dựng đang gặp khó khăn của Trung Quốc và khả năng xảy ra suy thoái ở Mỹ và châu Âu, thì Ấn Độ hiện là một nhân tố quan trọng trong việc phục hồi nhu cầu thép toàn cầu. Điều này mở ra nhiều cơ hội đối với doanh nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam.
Nhịp sống thị trường