Ấn Độ lại sắp 'sát muối' vào thị trường gạo, thế giới 'nín thở' chờ đợi
Quốc gia này đang xem xét áp đặt nhiều lệnh hạn chế hơn với xuất khẩu gạo để đối phó tình trạng giá lương thực tăng cao trong nước.
- 22-08-2023Vượt qua gạo, một loại nông sản “nhà trồng được” của Việt Nam đang chứng kiến bão giá tại Ấn Độ, là mặt hàng không thể thiếu trong bữa ăn tại quốc gia này
- 21-08-2023Giá gạo Việt Nam cao nhất thế giới, cả nước còn bao nhiêu gạo để xuất khẩu?
- 20-08-2023Giá gạo thơm được đàm phán ở mức 580 - 630 USD/tấn
- 20-08-2023Gạo Việt vượt qua Thái Lan, lập kỷ lục giá cao nhất thế giới
Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đang xem xét áp đặt nhiều lệnh hạn chế hơn đối với xuất khẩu gạo khi quốc gia này phải vật lộn với tình trạng giá lương thực tăng cao. Động thái này có thể khiến nguồn cung gạo toàn cầu thắt chặt hơn nữa.
Chính phủ Ấn Độ đang xem xét áp thuế đối với gạo đồ (loại gạo thu được từ thóc ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô trước khi gia công), theo những người quen thuộc với tình hình.
Vẫn chưa có quyết định chính xác nào được đưa ra nhưng đây là một khả năng, nguồn tin này cho hay.
Giá gạo tại châu Á đã vọt lên mức cao nhất gần 15 năm trong tháng này khi quốc gia Nam Á tuyên bố cấm xuất khẩu gạo non-basmati. Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã tăng cường nỗ lực hạ nhiệt giá lương thực trong nước trước cuộc bầu cử vào đầu năm tới.
Ngoài cấm xuất khẩu gạo non-basmati, Ấn Độ cũng đã cấm xuất khẩu lúa mì, đường đồng thời hạn chế dự trữ một số loại cây trồng. Quốc gia này cũng đang xem xét bãi bỏ thuế nhập khẩu 40% đối với lúa mì, cà chua và ngũ cốc từ kho dự trữ nhà nước để cải thiện nguồn cung.
Lượng mưa ở các bang trồng lúa trọng điểm như Tây Bengal, Uttar Pradesh, Jharkhand, Bihar, Chhattisgarh và Andhra Pradsh đã thấp hơn 15% so với bình thường trong mùa này, làm dấy lên lo ngại về nguồn cung trong nước. Lúa chính là cây lương thực quan trọng nhất của quốc gia này có thể trồng được trong mùa mưa.
Nhịp sống thị trường