Quốc gia 'sát sườn' Việt Nam với giấc mơ trở thành ‘vựa gạo của ASEAN’
Trong vài năm qua, quốc gia này đã nổi tiếng về xuất khẩu gạo chất lượng cao, không chỉ sang các nước Asean mà còn đi xa hơn nữa. Xuất khẩu gạo đã đóng góp khoảng 12% GDP của nước này. Gạo thơm của quốc gia này đã nhiều năm liền đạt danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới”, và xuất khẩu các loại gạo thơm đóng góp 63% tổng lượng gạo xuất khẩu.
- 21-08-2023Giá gạo Việt Nam cao nhất thế giới, cả nước còn bao nhiêu gạo để xuất khẩu?
- 20-08-2023Gạo Việt vượt qua Thái Lan, lập kỷ lục giá cao nhất thế giới
- 19-08-2023Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vượt Thái Lan, giá bán lẻ trong nước tăng thêm 1.200 đồng/kg
Nhưng liệu tất cả những điều này có giúp Campuchia trở thành Vựa gạo của ASEAN?
Để trả lời câu hỏi này sẽ cần thời gian nhanh nhất là một thập kỷ, bởi có những vấn đề phức tạp khiến việc đạt mục tiêu trở thành “Vựa gạo” có vẻ dễ dàng nhưng nhưng thực tế lại vô cùng khó khăn.
Theo các chuyên gia, để giác mơ trở thành hiện thực, ngành lúa gạo nước này phải chú ý những vấn đề sau:
Công tác tiếp thị gạo
Lúa là cây trồng quan trọng nhất ở Campuchia, và lĩnh vực này sử dụng khoảng 3 triệu lao động.
Diện tích canh tác lúa ở Campuchia đã tăng lên 3,6 triệu ha với sản lượng ước đạt 9,9 triệu tấn.
Kể từ năm 2010, ngành lúa gạo và đặc biệt là ngành xay xát của Campuchia đã được hiện đại hóa nhanh chóng và hiện đã đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết trên thị trường quốc tế. Xuất khẩu gạo của Campuchia tăng nhanh trong 7 năm qua. Thị phần xuất khẩu chính là gạo thơm (63%), tiếp theo là gạo trắng hạt dài (25%) và gạo đồ (12%).
Theo chương trình ưu đãi chung, Campuchia được miễn thuế nhập khẩu vào Liên minh châu Âu theo Điều khoản 'Mọi thứ trừ vũ khí' dành cho các nước kém phát triển nhất.
Do đó, EU là điểm đến lớn nhất của gạo Campuchia, tiếp theo là Trung Quốc và các nước ASEAN. Campuchia đã phát triển một số giống lúa thơm như Phka Rumdoul, Phka Romeat và Phka Rumdeng và gạo thơm Campuchia đã nhiều năm liền đạt danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới”.
Gạo hương nhài hữu cơ và các loại gạo thơm khác được trưng bày trong một cuộc triển lãm gạo ở Phnom Penh. KT/Chor SokuntheaNâng cao năng suất và hiệu quả
Theo Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (CRF), Vương quốc này phải đặt mục tiêu cải thiện năng suất và giảm chi phí sản xuất để gạo có thể cạnh tranh trên thị trường gạo toàn cầu.
“Ngành gạo đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế quốc gia ở Campuchia. Nước này đã xuất khẩu hơn 630.000 tấn gạo trị giá 418 triệu USD và 3,4 triệu tấn thóc trị giá 881 triệu USD vào năm ngoái. Tổng xuất khẩu gạo và lúa đạt hơn 1,2 tỷ USD mỗi năm”, Chủ tịch CRF, ông Chan Sokheang, cho biết.
Theo ông Sokheang: “Chúng tôi kỳ vọng lượng gạo xuất khẩu sang thị trường châu Âu sẽ tăng khoảng 35-40% vào năm 2023. Và những người nông dân đang làm rất tốt để quốc gia đạt được ước mơ lớn nhất là xuất khẩu 1 triệu tấn gạo mỗi năm”.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn và đạt được danh hiệu 'Vựa gạo của ASEAN', ít nhất là tạm thời, thì xuất khẩu gạo xay xát phải tăng gấp đôi. Mặc dù CRF và chính phủ Campuchia đã liên tục hỗ trợ nông dân trồng lúa để tối đa hóa sản lượng của họ, nhưng các chuyên gia chỉ ra nhiều lỗ hổng mà họ bắt buộc phải khắc phục.
Xây dựng chuỗi giá trị
Một nghiên cứu do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy các cơ quan chức năng ở Vương quốc này cần phải nỗ lực hướng tới việc cập nhật chuỗi giá trị gạo để đạt được thành công tốt hơn trên thị trường toàn cầu.
Chuỗi giá trị là một thuật ngữ phổ biến trong quản lý tiếp thị và bao gồm tất cả các hoạt động làm tăng giá trị cho sản phẩm, bắt đầu từ các cấp độ từ sản xuất cơ bản cho đến khi sản phẩm đến tay khách hàng.
Chanthou Hem, Cán bộ Dự án Cao cấp (Nông nghiệp) của ADB, trong một báo cáo nghiên cứu cho biết rằng cải cách ngành nông nghiệp là một bước cần thiết để Campuchia phòng ngừa thiên tai và tác động của khí hậu. “Hỗ trợ thương mại hóa gạo là một bước quan trọng trong cải cách ngành nông nghiệp,” ông chỉ ra.
Hợp tác trong ASEAN
Vì lúa gạo là một trong những cây trồng chính trên khắp khu vực ASEAN, nhiều chuyên gia cho rằng Vương quốc này nên hướng tới việc tạo ra một sân chơi hợp tác lớn hơn trong khu vực, đặc biệt là liên quan đến xuất khẩu gạo.
Bên cạnh Campuchia, các quốc gia sản xuất gạo lớn khác trong ASEAN là Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Myanmar.
Tiến sĩ Kin Phea, Tổng Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Hoàng gia Campuchia, cho rằng cả Vương quốc và khu vực phải rút ra bài học từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (Opec) về khả năng của mình trong việc tác động tới giá dầu thông qua kiểm soát cơ chế cung ứng trước khi thực hiện mô hình đảm bảo và thúc đẩy sản xuất lúa gạo trong khu vực.
“Nỗ lực của một khối với một tiếng nói và một lực lượng là những yếu tố quan trọng để thành công trong thương mại toàn cầu. Chúng ta phải hiểu rằng mọi quốc gia trong ASEAN đều có lợi ích quốc gia riêng khi nói đến thương mại và không thể loại trừ khả năng xung đột”.
Tiến sĩ Kin Phea, Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Hoàng gia Campuchia, đề xuất Vương quốc Campuchia và khu vực cần rút ra bài học kinh nghiệm từ Opec.
Đương đầu với thử thách
Bên cạnh những vấn đề trên, nông dân trồng lúa ở Vương quốc này phải đối mặt với rất nhiều thách thức khác, chẳng hạn như giá phân bón tăng cao hay các yếu tố khí hậu như El Nino.
Quốc này không có đủ cơ sở hạ tầng sản xuất phân bón để ít nhất là có thể thay thế một phần hàng nhập khẩu và cung cấp đủ nguồn cung. Giá phân bón nhập khẩu đã tăng từ 200% đến 300% trong năm ngoái và tiếp tục biến động trong năm nay. Các chuyên gia đang kêu gọi đầu tư nhiều hơn để thúc đẩy sản xuất phân bón hữu cơ trong nước do giá tăng và tỷ lệ bất ổn cao nhất trong thị trường phân bón toàn cầu.
Nột thách thức khác là nạn buôn lậu gạo chưa xay xát sang Thái Lan, sau đó được bán trên toàn thế giới dưới nhãn mác ‘Made in Thailand’. Việc thiếu cơ sở hạ tầng đầy đủ được coi là một trong những lý do góp phần dẫn đến tình trạng buôn lậu này.
Một vấn đề lớn khác là biến đổi khí hậu, cụ thể là hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina.
Mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới nổi
Phát biểu với Khmer Times, Tiến sĩ Cheang Hong, Trưởng khoa Nông nghiệp tại Đại học Nông nghiệp Hoàng gia Phnom Penh, cho biết Vương quốc phải tập trung vào hai lĩnh vực để thúc đẩy hơn nữa ngành lúa gạo – nghiên cứu liên tục các giống năng suất cao cùng với việc khám phá thị trường mới cho xuất khẩu.
Tiến sĩ Cheang Hong cho biết đã đến lúc Vương quốc phải nhìn xa hơn các thị trường lớn như Mỹ, EU và Trung Quốc. “Các nền kinh tế mới nổi nắm giữ chìa khóa cho tương lai và Campuchia phải tập trung xuất khẩu gạo sang các nước này, có thể là các nước Mỹ Latinh, các quốc gia châu Á hoặc các quốc gia châu Phi”.
Campuchia đã xuất khẩu hơn 630.000 tấn gạo trị giá 418 triệu USD và 3,4 triệu tấn lúa trị giá 881 triệu USD vào năm ngoái.Tham khảo: Khmertimeskh
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư