Ăn khoai lang hấp mỗi ngày, người phụ nữ hoảng hốt khi nhận kết quả khám gan
Khoai lang là một trong những loại thực phẩm tốt cho cơ thể, nhưng nếu ăn không đúng cách dễ dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ.
- 09-07-2024Chồng giấu tôi gửi mẹ hơn 2 tỷ để phòng thân, đến ngày bà hấp hối, tôi nhận được 8 cuốn sổ tiết kiệm
- 09-07-202411 hành động tối giản này đã giúp người phụ nữ trung niên tiết kiệm được hơn 1 tỷ trong 5 năm
- 08-07-2024Tôi thật lòng khuyên các tân sinh viên nên khắc cốt ghi tâm 7 mẹo tiết kiệm khi đi học xa này, không ai muốn các bạn cuối tháng "sạch túi" rồi về "báo" đâu
- 07-07-2024Đến già bạn cũng sẽ chẳng giàu nổi nếu cứ giữ tư duy "khi nào dư dả hẵng tiết kiệm"
Gan nhiễm mỡ xảy ra khi một lượng lớn chất béo tích tụ trong gan, cản trở hoạt động của tế bào gan, từ đó gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, thủ phạm gây ra gan nhiễm mỡ không nhất thiết phải là thực phẩm giàu chất béo.
Khi bạn ăn các loại thực phẩm mà bạn cho là tốt cho sức khỏe không đúng cách cũng có thể tích tụ mỡ nội tạng. Ngoài ra, nghiên cứu của Mỹ còn cho thấy khi lượng vitamin C trong cơ thể quá thấp thì nguy cơ phát triển gan nhiễm mỡ sẽ cao hơn.
Ăn khoai lang, bí đỏ hấp bị gan nhiễm mỡ
Chuyên gia dinh dưỡng người Đài Loan (Trung Quốc) - Li Wanping chia sẻ trong chương trình sức khỏe có tên “Focus 2.0” về một bà nội trợ 60 tuổi không béo phì, rất chú ý đến sức khỏe. Bà nghe nói ăn đồ luộc, hấp sẽ lành mạnh hơn các kiểu chế biến khác nên thường xuyên hấp khoai lang, bí đỏ để ăn vào buổi sáng, trưa và tối.
Bà cho rằng cách nấu nướng này đơn giản, tiện lợi lại vô cùng tốt cho sức khỏe, nên duy trì ăn đều đặn trong thời gian dài. Không ngờ sau một thời gian, bà đi khám bệnh và được chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ mức độ trung bình.
Điều này khiến người phụ nữ vô vùng hoang mang. Bà không hiểu tại sao bản thân ăn uống lành mạnh mà lại có thể mắc bệnh được. Chuyên gia dinh dưỡng Li Wanping phân tích rằng, khoai lang và bí đỏ đều thuộc nhóm thực phẩm chứa tinh bột. Việc hấp thụ quá nhiều tinh bột sẽ chuyển hóa thành chất béo trung tính và tích tụ trong các cơ quan của cơ thể, từ đó dễ hình thành bệnh gan nhiễm mỡ.
Hơn nữa, người phụ nữ này còn ăn hai loại thực phẩm này vào cả ba bữa sáng, trưa và tối trong thời gian dài khiến lượng protein nạp vào cơ thể không đủ, cơ thể bị thiếu dinh dưỡng. Chuyên gia Li Wanping nhắc nhở rằng dù thực phẩm có tốt cho sức khỏe đến đâu thì vẫn cần phải cân bằng lượng nạp vào cơ thể, cân đối ăn thêm các thực phẩm khác nhằm đảm bảo đủ chất cho cơ thể và tránh bệnh tật.
Gan nhiễm mỡ không gây đau đớn, ngứa ngáy nhưng lại là sát thủ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Zhang Zhenrong - bác sĩ nổi tiếng của khoa Gan mật và Tiêu hóa người Đài Loan (Trung Quốc) từng chia sẻ rằng, bệnh nhân gan nhiễm mỡ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 5%, điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim và thậm chí còn liên quan đến ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú.
Hàm lượng vitamin C thấp tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ
Ngoài việc chú ý đến lượng carbohydrate và chế độ ăn uống cân bằng, chuyên gia dinh dưỡng Li Wanping chia sẻ về nghiên cứu của Mỹ phát hiện ra hàm lượng vitamin C trong cơ thể thấp thì tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ lại khá cao. Hàm lượng vitamin C càng cao sẽ giúp ức chế sự xuất hiện của gan nhiễm mỡ.
Một số loại trái cây và rau củ có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào bạn có thể tham khảo như: ổi, kiwi, cam, chanh, dâu tây, ớt chuông, súp lơ xanh, mướp đắng.
VTC News