Ăn mì tôm vào buổi tối có gây béo, tăng cân?
Nhiều ý kiến cho rằng không nên ăn mì tôm vào buổi tối, khuya muộn vì sẽ gây béo phì, tăng cân. Điều đó có đúng không?
- 14-10-2021Người đàn ông phải cắt bỏ hậu môn do ung thư trực tràng, nguyên nhân xuất phát từ thói quen sinh hoạt xấu mà nhiều người trẻ mắc phải
- 14-10-2021Tại sao những đứa trẻ ngày xưa có thể bị la mắng, đánh đòn nhưng ít khi gặp vấn đề về tâm lý? Câu trả lời đang được vô số phụ huynh quan tâm
- 14-10-2021Tâm sự của người trưởng thành: Bản lĩnh là khi biết buông 'cái tôi, niềm kiêu hãnh', thứ mong cầu lớn nhất là sự đồng hành
Ăn mì tôm vào buổi nào là lý tưởng nhất?
Với hương vị thơm ngon, đa dạng khẩu vị, lại chế biến nhanh gọn và tiện lợi, mì tôm trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người. Đặc biệt rất nhiều bạn trẻ thích ăn mì tôm vào buổi sáng hoặc chống đói bữa đêm. Thế nhưng, ăn mì tôm vào buổi nào là tốt nhất? Nếu ăn mì tôm buổi tối có hại cho sức khỏe hay gây béo phì tăng cân, mất cân bằng dinh dưỡng?
Cho đến hiện tại, chưa có một nghiên cứu xác thực nào cho thấy việc ăn mì tôm vào buổi tối, nhất là lúc khuya muộn sẽ hại đến sức khỏe so với việc ăn mì tôm vào buổi sáng. Theo đó tùy theo sở thích, thói quen, đặc thù công việc bạn có thể sử dụng mì tôm vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng để đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể, bạn nên có một chế độ ăn hợp lý, đúng bữa. Tránh trường hợp ăn mì tôm liên tục một cách đơn điệu nhiều ngày hoặc nhiều bữa, dễ mất cân bằng dinh dưỡng từ đó tăng cân hoặc sụt cân khó kiểm soát.
Nên ăn mì tôm vào buổi sáng hay buổi tối?
Ăn mì tôm vào buổi tối có béo không?
Nhiều người nghĩ rằng ăn mì tôm vào buổi tối dễ gây béo phì. Tuy nhiên, thực tế hàm lượng chất béo, tinh bột và năng lượng cung cấp trong một gói mì tôm đã được tính toán hợp lý với nhu cầu của cơ thể trong mỗi bữa ăn. Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, để cung cấp đủ 2000 – 2500kcal mỗi ngày cho một người trưởng thành tại Việt Nam, trong một bữa ăn cần đảm bảo tỉ lệ các chất bột đường khoảng 55-65%, đạm 15-20%, béo 25-30%.
Và tỉ lệ các chất trong một sản phẩm mì tôm thông dụng (75g) như sau:
● Chất bột đường: 40-50g.
● Chất đạm: khoảng 6,9g.
● Chất béo: 10-13g.
● Năng lượng: 300-350kcal.
Làm rõ hơn, ta thấy chất béo đáp ứng khoảng 30% tổng số năng lượng của mỗi gói mì tôm, đồng thời cân đối so với lượng bột của vắt mì, hoàn toàn phù hợp với tỉ lệ các chất cần thiết của một bữa ăn. Thành phần tinh bột một vắt mì chỉ tương đương lượng tinh bột của một chén cơm, bún, phở tức là khoảng 40-50g bột đường.
Mặc dù vậy, nếu bạn ăn mì tôm vào buổi tối liên tục với số lượng lớn vẫn có khả năng gây béo, tăng cân. Nếu ăn kèm với các loại đồ ăn khác cũng sẽ khiến dạ dày làm việc nhiều hơn. Không chỉ riêng mì tôm mà tất cả thực phẩm khác cũng vậy, nếu ăn quá nhiều vào buổi tối bạn dễ gặp tình trạng béo bụng và đầy hơi, gây khó ngủ và có thể ảnh hưởng đến dạ dày nếu diễn ra liên tục trong nhiều ngày, thay vì đây là thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi.
Do đó, để đảm bảo sức khỏe và cân nặng lý tưởng, lời khuyên là hãy ăn đúng bữa, với lượng vừa phải và hợp lý, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, tối thiểu cần phải ăn cách bốn tiếng trước khi đi ngủ. Nếu làm như vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm thưởng thức mì tôm mà không quá lo về các vấn đề sức khoẻ như tăng cân, nóng hay mụn nhọt.
Ăn mì tôm vào buổi tối có gây béo phì không?
3 tips cải thiện hệ tiêu hóa sau khi ăn đêm
Nếu bạn có thói quen ăn đêm và chưa thay đổi được, đừng quá lo. Hãy cải thiện hệ tiêu hoá với 3 tips sau đây
1. Cải thiện hệ tiêu hoá bằng cách ăn chậm
Hãy nhai kỹ và ăn chậm để hệ tiêu hoá có thể dễ dàng tiêu hoá và dung nạp thức ăn. Nhai thức ăn kỹ không chỉ giúp bạn giảm stress mà giúp tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn, giúp dạ dày làm việc dễ dàng hơn, cải thiện hệ tiêu hoá.
Ngoài ra, khi bạn ăn chậm bạn sẽ tránh được việc ăn không kiểm soát, ăn quá nhiều, dễ gây tình trạng đầy bụng hoặc tệ hơn là chứng béo phì.
Chính vì thế, để cải thiện tiêu hoá, ngay hôm nay bạn hãy:
● Nhai thật chậm.
● Hạn chế vừa ăn vừa xem tivi.
● Tập trung vào việc thưởng thức hương vị món ăn.
2. Uống nước đủ giúp cải thiện hệ tiêu hoá
Nước luôn tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với việc thải độc cơ thể và cải thiện hệ tiêu hoá. Chính vì thế các chuyên gia khuyên bạn nên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể (khoảng 2 lít nước mỗi ngày, tùy thể trạng) để ngăn ngừa táo bón và cải thiện hệ tiêu hoá.
Đặc biệt, một ly nước ấm nhỏ vừa đủ trước khi ngủ sẽ giúp cơ thể bạn ấm áp, thư giãn hơn, cải thiện hệ tiêu hoá sau khi ăn đêm. Khi đó, giấc ngủ của bạn sẽ ngon hơn
3. Nghỉ ngơi thư giãn để cải thiện tiêu hoá
Khi não căng thẳng, cơ thể không cung cấp đủ năng lượng để hệ tiêu hoá hoạt động tốt nhất. Chính vì thể, để cải thiện tiêu hoá, đặc biệt sau khi ăn đêm, bạn nên thả lỏng cơ thể, nghe nhạc nhẹ hoặc thực hành thiền, yoga để tâm trí thư giãn sau khi ăn.
Các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng cho biết nếu bạn ăn mì tôm vào buổi tối, khuya muộn, hoặc các món ăn cần nhiều thời gian để tiêu hóa thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, cụ thể là dạ dày. Thay vì vậy, bạn hãy có kế hoạch thưởng thức mì tôm trong thời gian hợp lý. Đặc biệt, hãy ăn chín uống sôi, tránh ăn mì tôm sống nếu bạn muốn ăn mì tôm vào buổi tối.
Trí Thức Trẻ