Ăn tối vào mấy giờ là tốt nhất? Tránh ngay khung giờ này nếu không muốn hứng đủ bệnh vào người
Người xưa thường nói: "Ăn tối đúng cách sẽ sống lâu trăm tuổi". Vậy đâu là khoảng thời gian ăn tối tốt nhất đối với mỗi người? Các chuyên gia đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đưa ra kết luận này.
- 17-04-2023Nhà tuyển dụng: "Có bao nhiêu ô kính trong thành phố?" - Ứng viên nhanh trí đáp gọn, được nhận vào làm ngay
- 16-04-2023Ngôi trường quốc tế ấn tượng từ vẻ ngoài, chủ yếu làm bằng tre, dành giải thưởng kiến trúc đình đám: Đến cách giảng dạy cũng khác biệt
- 16-04-2023“Đối phó” sếp khó tính, đồng nghiệp khó chịu: Nói "Không" theo cách này, chẳng cần to tiếng mà ai cũng nghe theo
Giống như nhịp sinh học kiểm soát giấc ngủ, các nhà khoa học cho rằng, cơ thể chúng ta cũng có đồng hồ sinh học để ăn uống. Nếu ăn quá muộn hoặc vào những thời điểm kỳ lạ, chúng ta có thể làm rối tung chiếc đồng hồ này, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể.
Theo BI, hầu hết các nhà khoa học cho rằng, khung giờ tuyệt đối không nên ăn tối là trong vòng ba giờ đồng hồ trước khi đi ngủ.
Vì vậy, nếu bạn đi ngủ lúc 11 giờ đêm, không ăn sau 8 giờ tối.
Một nghiên cứu nhỏ năm 2022 về Chuyển hóa tế bào cũng chỉ ra mối liên hệ giữa việc ăn quá muộn và bệnh béo phì. Nó cho thấy rằng, thói quen này đã thay đổi cách cơ thể lưu trữ và phân hủy chất béo, tăng nguy cơ tích trữ chất béo nhiều hơn.
Ăn càng sát giờ đi ngủ thì càng làm giảm nồng độ leptin trong huyết thanh, loại hormone giúp điều chỉnh lượng mỡ trong cơ thể chúng ta và giảm lượng calo bị đốt cháy trong suốt cả ngày.
Không ăn vặt vào đêm muộn sau thời gian đó cũng giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Nếu bị đói vào buổi đêm khuya, bạn nên thử thay đổi thói quen ăn uống của mình vào ngày hôm sau. Chẳng hạn như ăn nhiều calo hơn vào đầu ngày, ít nhất 30 gam protein mỗi bữa, ăn 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn...
Ảnh minh họa: Moyo Studio / Getty Images
Vậy chính xác khi nào bạn nên ăn tối?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, ăn tối sớm sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Tuy nhiên, hầu hết các nhà khoa học đều nhận định, không có thời điểm "tốt nhất" để ăn tối chung cho tất cả mọi người.
Chuyên gia Maya Feller của Maya Feller Nutrition ở Brooklyn, New York, Mỹ cho biết: "Một số người làm việc theo lịch trình 24 giờ, làm ca đêm, ngủ ban ngày, trong khi những người khác tuân theo lịch trình từ 9 giờ sáng đến 5 giờ tối. Do đó, có rất nhiều biến số cần được xem xét khi đưa ra thời gian ăn tối "lý tưởng".
Khi xem xét "sớm" nghĩa là gì, đối với một người khỏe mạnh bình thường, dường như không có gì khác biệt cho dù bữa tối lúc 5 giờ chiều hay 6:30 chiều. Điều quan trọng nhất là tìm ra khoảng thời gian phù hợp với lịch trình của riêng bạn.
Vì vậy, đừng tự tạo sức ép cho bản thân quá nhiều nếu bạn không thể kịp thời ngồi vào bàn ăn tối đúng 6 giờ tối mỗi ngày. Chỉ cần lưu ý rằng, không nên ăn quá muộn, quá sát với giờ đi ngủ.
Ảnh minh họa: Getty Images
Làm thế nào để tìm ra thời gian ăn tối thích hợp nhất với lịch trình của bạn? Hãy tham khảo 2 điều sau đây.
Chú ý nhịp sinh học
Cơ thể chúng ta có xu hướng tuân theo nhịp sinh học tự nhiên — hay chu kỳ ngủ - thức. Đó là chiếc đồng hồ bên trong giúp chúng ta biết khi nào cần đi ngủ và thức dậy. Nhiều hệ thống và quy trình của cơ thể, bao gồm cả quá trình trao đổi chất, đều gắn liền với nhịp sinh học này.
Do đó, thời điểm ăn uống cũng nên tuân theo một lịch trình nhất quán, thay vì ăn uống thất thường, hay đợi cho đến khi đói bụng cồn cào mới chịu ăn thứ gì đó. Quá trình trao đổi chất của chúng ta chậm lại khi ngày trôi qua (cũng như cơ thể chúng ta trở nên mệt mỏi hơn khi gần đến giờ đi ngủ).
Chuyên gia dinh dưỡng Wendy Bazilian cũng nói: "Khi nhịp sinh học của chúng ta bị gián đoạn, chẳng hạn như làm việc vào ban đêm và ăn uống không đúng giờ, hệ thống bên trong cơ thể rất dễ bị rối loạn. Điều đó có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim, tiểu đường loại 2, béo phì và một số loại ung thư."
Vì vậy, ngay cả khi lịch trình của bạn không cho phép ăn tối sớm, thì vẫn nên duy trì thói quen ăn uống đều đặn, sao cho phù hợp với lối sống của mình. Ăn các bữa chính hoặc đồ ăn nhẹ mỗi 3 - 5 giờ một lần có thể giúp tránh lượng đường trong máu tăng hoặc giảm đột biến, điều này có thể ngăn cảm giác thèm ăn, uể oải và cảm giác "nôn nao" trong người.
Lưu ý tới khoảng cách thời gian giữa bữa tối và giờ đi ngủ
Một cách tuyệt vời để xác định thời gian ăn uống phù hợp cho sức khỏe cá nhân của bạn là suy nghĩ về thời gian bạn thường đi ngủ — sau đó tính ngược lại từ đó.
Mặc dù bản thân thời gian ăn tối có thể phụ thuộc vào lịch trình cá nhân, nhưng để đảm bảo những điều tốt nhất cho sức khỏe, hãy luôn ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng đồng hồ, như đã nói ở trên.
Ảnh minh họa: Getty Images
Bazilian giải thích rằng, ăn tối quá gần giờ đi ngủ có nghĩa là phần lớn quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra trong khi bạn đang ngủ. Điều này có thể cản trở khả năng sửa chữa và phục hồi của cơ thể, khiến giấc ngủ bị gián đoạn hoặc thao thức khó ngủ ở một số người.
Dành một khoảng thời gian hợp lý giữa bữa tối và giấc ngủ cũng là một cách quan trọng để ngăn ngừa và giảm thiểu các vấn đề như khó tiêu, ợ chua, trào ngược axit hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Maya Feller cho biết: " Nếu chúng ta vừa ăn vừa nằm, nguy cơ bị trào ngược dịch trong dạ dày là rất lớn. Các nhóm thực phẩm có lượng đường bổ sung, muối và chất béo tổng hợp đáng kể có thể khó dung nạp hơn nếu ăn với số lượng lớn ngay trước khi đi ngủ."
*Nguồn: BI, Realsimple
Trí Thức Trẻ