Áp thuế chỉ là mở màn, chuyên gia Việt Nam chỉ ra chuỗi đòn tiếp theo của ông Trump lên TQ
Sau vòng đàm phán thương mại mới nhất, Bắc Kinh và Washington đã phải ra về "tay trắng". Trong khi đàm phán, thuế áp lên 50 tỷ USD hàng hóa của cả 2 nước cũng bắt đầu có hiệu lực.
- 24-08-2018Chiến tranh thương mại quét qua những trang trại nuôi lợn của Trung Quốc
- 24-08-2018Đàm phán kết thúc mà không có đột phá, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ leo thang mạnh trong thời gian tới
- 24-08-2018Alibaba Q1: Doanh thu tăng 61%, thương mại điện tử vẫn là cốt lõi, đám mây tăng trưởng mạnh mẽ, song lợi nhuận lại giảm
"Trung Quốc đã sung sướng quá lâu"
Trong cuộc phỏng vấn trước với Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho biết, ông không đặt ra thời hạn cho việc kết thúc tranh chấp thương mại với Trung Quốc. Khẳng định giải quyết vấn đề thương mại với Bắc Kinh sẽ mất nhiều thời gian, ông cho rằng "Trung Quốc đã sung sướng quá lâu và bị làm hư".
"Họ (Trung Quốc) làm việc với những người chẳng biết rõ họ làm gì, và đẩy chúng ta vào tình cảnh này", ông Trump nói.
Cuộc đàm phán thương mại diễn ra trong 2 ngày 22-23/8 tại Washington giữa 2 nước đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào. Đây là cuộc đàm phán thương mại "trắng tay" thứ 2 kể từ tháng 6, khi Bộ trưởng thương mại Mỹ Wilbur Ross gặp Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc nhưng cũng không có kết quả.
Bắc Kinh và Washington đang mắc kẹt trong cuộc chiến thuế quan căng thẳng khi thuế suất cả 2 nước áp đặt lên 50 tỷ USD hàng hóa lẫn nhau có hiệu lực hôm 23/8, tức là ngay trong lúc hai nước vẫn đang đàm phán.
Tổng thống Trump thậm chí đe dọa áp thuế lên toàn bộ 500 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ.
Đòi lại công bằng cho doanh nghiệp Mỹ
Lý giải về điều này, TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc chương trình Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) cho hay, ở thị trường trong nước, Trung Quốc bảo hộ thị trường đầu tư, đối xử không công bằng với doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong khi đó, ở nước khác, Trung Quốc lại thâm nhập rất mạnh thông qua đầu tư trực tiếp vào Mỹ để tìm kiếm các lĩnh vực đầu tư chiến lược và công nghệ cao.
Mỹ muốn lấp cả 2 lỗ hổng này, vừa ngăn chặn Trung Quốc trên đất Mỹ và đòi hỏi cách đối xử khác với các doanh nghiệp Mỹ trên đất Trung Quốc.
Điều này có thể nhận thấy rõ qua sự thay đổi chính sách kinh tế Mỹ - Trung Quốc trong thời gian qua. Đặc biệt là dưới thời kỳ ông Trump làm Tổng thống, vai trò của Ủy ban quản lý đầu tư nước ngoài (CFIUS) đang rất mạnh.
Đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm mạnh trong nửa đầu năm 2018. Ảnh: CNN.
Đây là ủy ban được thiết kế từ thời Tổng thống Reagan nhưng hoạt động thật sự mạnh chỉ trong vài năm trở lại đây, có vai trò điều tra, cảnh báo cho chính phủ những vụ đầu tư hay mua bán sáp nhập nào không được phép tiến hành.
Có một khuynh hướng là trước đây đầu tư của Trung Quốc không có vụ nào bị cấm tại Mỹ thì chỉ trong 2 năm gần đây, số doanh nghiệp Trung Quốc tại Mỹ bị cấm chiếm 25% trong danh sách của CFIUS, ông Thành dẫn chứng.
Sẽ tiếp tục đến khi ông Trump không còn làm Tổng thống
TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ ông Trump và chính quyền Mỹ đang thực hiện chiến lược toàn cầu đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại, ngăn chặn không cho Trung Quốc trở thành số 1.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thực chất nằm trong chiến lược ngăn chặn đó. Chiến lược này nhất quán và sẽ còn tiếp tục cho đến khi Trump không làm Tổng thống nữa, TS Lưu Bích Hồ nói.
Đây không phải là đòn thương mại đơn thuần, mà là đòn chính trị thực sự, nhằm lặp lại cân bằng, giành lại lợi ích cho nước Mỹ. An ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump là an ninh kinh tế cho nên đòn đầu tiên là đòn về kinh tế.
Sau đó, sẽ là các tác động dây chuyền từ thương mại, dẫn đến tiền tệ, đầu tư, chứng khoán, công nghệ, rồi dẫn đến hình thái tâm lý để ép Trung Quốc, TS Lưu Bích Hồ dự báo.
Cuộc cạnh tranh giữa Mỹ - Trung là cuộc cạnh tranh về năng lực quốc gia trong 10 năm tới. Ảnh: SCMP.
Cho rằng căng thẳng Mỹ - Trung không phải căng thẳng thương mại, TS Phạm Sỹ Thành nhận định, đây không phải là cuộc "cãi cọ" để giảm thâm hụt thương mại mà bản chất câu chuyện là cuộc cạnh tranh về công nghệ và năng lực cạnh tranh của quốc gia trong vòng 10 năm tới.
Chính sách của Mỹ nhất quán và để đạt được mục đích họ sẽ tiếp tục gia tăng áp lực hơn nữa với Trung Quốc. Kịch bản có thể mở đến 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, ông Phạm Sỹ Thành nói.
Mỹ muốn Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán, Mỹ phải gây ra áp lực đủ mạnh. 34 tỷ USD và thêm 16 tỷ USD hàng hóa mới nhất chỉ là tín hiệu cuộc chiến đã nổ ra, sẽ còn leo thang nữa và chỉ dừng lại khi Trung Quốc chịu đàm phán về sở hữu trí tuệ, bảo hộ, vai trò của doanh nghiệp cũng như thị trường đầu tư, ông Thành dự báo.
Hòa dịu với Nga, Triều Tiên để tập trung hơn với Trung Quốc
Khi ông Trump làm như vậy, ông song song hòa dịu với Nga, Triều Tiên để tập trung nhiều hơn trong cuộc chiến với Trung Quốc. Các khoản thuế quan đe dọa áp đặt lên đồng minh như Đức, Anh, Canada, Mexico, Hàn Quốc, Nhật Bản đều lui lại.
TS Lưu Bích Hồ
Trí thức trẻ
- Lĩnh vực chế tạo sản xuất của Trung Quốc "ngấm đòn" chiến tranh thương mại
- Cuộc chiến thương mại nóng bỏng nhìn từ hành trình xuyên Thái Bình Dương của một chiếc thắt lưng da
- Công ty Mỹ ở Trung Quốc cảm nhận rõ ràng những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại
- Economist: Chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ kéo dài?
- Walmart điêu đứng vì thuế quan của ông Trump